I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
Câu1. Hãy tìm các cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống thay cho các số
1, 2, 3… để hoàn chỉnh các câu sau:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới. ( 1 ).. nhất định sẽ phân chia thành
hai…(2)…–, đó là sự phân bào.
Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành hai nhân, sau đó…(3)….. phân chia,
vách tế bào… (4)… ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
2.. Hãy sắp xếp chức năng các miền tương ứng với từng miền của rễ.
Các miền của rễ |
Các chức năng của rễ |
Kết quả |
1 Miền trường thành (có các |
a. làm cho rễ dài ra |
1…………… |
mạch dẫn) |
b. Dẫn truyền c. Che chở cho đầu rễ |
2…………… 3……………. |
2. Miền hút (có các lông hút) |
d. Hấp thụ nước và muối khoáng |
4……………. |
3. Miền sinh trưởng |
|
|
4. Miền chóp rễ |
|
|
3.. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?
Advertisements (Quảng cáo)
Nghiên cứu tổ chức cơ thể và các đặc diểm hình thái, cấu tạo, hoạt động sống của thực vật
Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau
c. Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người để sử dụng hợp lí thực vật
Cả a, b và c.
Nhiệm vụ của sinh học là gì?
Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật
Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường
Nghiên cứu sử dụng hợp lí sinh vật và các mối quan hệ giữa chúng phục vụ
cho đời sống con người
Cả a, b và c.
II. TỰ LUẬN (5đ)
1.. Hãy nêu các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
2.. Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Advertisements (Quảng cáo)
I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
1.
(1). Một kích thước; (2). Tế bào con
(3). Chất tế bào; (4). Hình thành
2..
1 |
2 |
3 |
4 |
b |
d |
a |
c |
3.
1 |
2 |
d |
d |
II. TỰ LUẬN (5 (đ)
Câu l. Một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
– Rễ củ: các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,… phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, tạo quả.
– Rễ móc: các loại rễ móc như cây trầu không, cây vạn niên thanh… Đó là những rễ phụ mọc ra từ đốt thân giúp cây bám vào trụ để leo lên.
– Rễ thở: có ở nhiều loại cây sống ở các dầm lầy ngập nước như cây vẹt, sú, mắm, cây bụt mọc… Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
– Giác mút: có ở các loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
2. Thân cây gồm:
Thân chính
Cành
Chồi ngọn
Chồi nách