Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây?; Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất tác dụng được với dung dịch HCl? … trong Đề thi cuối kì lớp 9 môn Hóa học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây
1. Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây?
A.NaCl B.KCl
C.H2SO4 D.MnO2.
2. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất tác dụng được với dung dịch HCl?
A.Fe2O3, KMnO4, Cu.
B.Fe, CuO, Ba(OH)2.
C.CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2.
D.AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.
3. Khi cho axit sunfuric đặc tác dụng với NaCl (rắn), khí sinh ra là:
A.H2S B.Cl2
C.SO2 D.HCl
4. Dung dịch axit HCl 30% có khối lượng riêng là 1,2 g/ml.
Nồng độ mol/l của dung dịch này là: (H = 1, Cl = 35,5)
A.9,54M B.9,86M
C.10,12M D.10,25M.
5. Kim loại tan được trong dung dịch NaOH là:
A.Al B.Ag
C.Fe D.Mg.
6. Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl (dư) sinh ra khí clo. Lượng khí clo này tác dụng với bao nhiêu gam chất sắt? (Mn = 55, Fe = 56, O = 16)?
A.5,6 gam B.6,5 gam
C.6,7 gam D.7,5 gam.
7. Cho phương trình hóa học: Na2SO3 +HCl \(\to\) NaHCO3 +X
X là?
A.SO2
B.H2O
C.Na2SO4
D.NaCl.
8. Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với 109,5 gam dung dịch HCl.
Nồng độ của dung dịch HCl đã dùng là: (Mg = 24, Fe = 56, Cl = 35,5, H = 1)
A.10% B.15%
C.20% D.25%
9. Số phản ứng xảy ra khi cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các chất Fe3O4, CuO, AgNO3, Cu, H2SO4 đặc là:
A.5 B.4
C.6 D.3
1.0: Cho 1 gam Na phản ứng với 1 gam khí Cl2 thu được bao nhiêu gam muối NaCl? (Na = 23, Cl = 35,5)
A.2 gam B.1 gam
C.0,5 gam D.1,647 gam.
1.1: Trộn 150 ml dung dịch HCl 3M với 350ml dung dịch HCl 2M.
CM của dung dịch sau khi pha trộn là:
A.2,25M B.2,30M
C.2,35M D.2,40M.
1.2: Cho phương trình hóa học: HCl +KClO3 \(\to\) KCl + Cl2 +H2O
Advertisements (Quảng cáo)
Tổng các hệ số cân bằng phương trình trên là:
A.14 B.13
C.15 D.16.
1.3: Muốn tinh chế H2 có lẫn H2S ta dẫn hỗn hợp khí vào lượng dư dung dịch chứa:
A.NaCl
B.Na2SO4
C.NaOH
D.NaNO3.
1.4: Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,8M.
Các chất thu được sau phản ứng ngoài Na2SO3 còn có:
A.NaOH, H2O
B.NaHSO3, H2O
C.NaHSO3.
D.H2O.
1.5: nước Gia – ven là dung dịch hỗn hợp muối
A.NaCl và NaClO.
B.NaClO và KClO
C.CaOCl2 và KClO3
D.NaHCO3 và NaClO.
1.6: Cho sơ đồ phản ứng: \(Fe{S_2} + {O_2} \to F{e_2}{O_3} + S{O_2}({t^0}).\) Cần đốt bao nhiêu mol FeS2 để thu được 64 gam SO2 (hiệu suất phản ứng 100%)?
A.0,4 mol B.0,8 mol
C.0,5 mol D.1,2 mol.
1.7: Cho sơ đồ phản ứng: \(KCl{O_3}(xt,{t^0}) \to X( + C,{t^0}) \to Y \)\(\,\to CaC{O_3}\)
X, Y lần lượt là:
A.O2, CO2 B.KCl, KOH
C.O2, CO D.KCl, CO2.
1.8: Khí CO có tính chất:
A.Không tác dụng với dung dịch nước vôi trong.
Advertisements (Quảng cáo)
B.Tác dụng với CuO khi đốt nóng.
C.Cháy được trong không khí khi bị đốt.
D.Không độc.
Tìm tính chất sai.
1.9: Kim loại không tan trong dung dịch FeSO4 là:
A.Mg B.Zn
C.Cu D.Al
2.0: Hòa tan hết 5 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thô bằng dung dịch HCl được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được hỗn hợp muối khan nặng (Cl = 35,5)
A.7,8 gam B.8,9 gam
C.11,1 gam D.5,825 gam.
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
B |
D |
B |
A |
A |
D |
C |
D |
D |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
A |
C |
B |
A |
C |
A |
D |
C |
D |
2.Lời giải
1. (D)
MnO2 + 4HCl đặc \(\to\) MnCl2 + Cl2 + 4H2O (t0)
2. (B)
\(\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \cr & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & Ba{(OH)_2} + 2HCl \to BaC{l_2} + 2{H_2}O \cr} \)
Các chất: Cu, H2SO4, BaSO4 không tác dụng với HCl.
3. (D)
\(2NaOH(r) + {H_2}S{O_4}\text{(đặc)} \to 2HCl \uparrow + N{a_2}S{O_4}({t^0})\)
4. (B)
Có thể dùng công thức \({C_M} = {{C\% .10.d} \over M} = {{30.10.1,2} \over {36,5}} = 9,86M.\)
Hay bằng các cách khác.
5. (A)
Chỉ có Al tác dụng với dung dịch NaOH tạo muối Na[Al(OH)4] tan được trong nước (không yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học):
2Al + 2NaOH + 6H2O \(\to\) 2Na[Al(OH)4 + 3H2
6. (A)
\(\eqalign{ & Mn{O_2} + 4HCldac \to MnC{l_2} + C{l_2} + 4{H_2}O({t^0}) \cr & 2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3}({t^0}) \cr & {n_{Mn{O_2}}} = 0,15mol\cr& \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = 0,15mol. \cr & \Rightarrow {n_{Fe}} = 0,15.{2 \over 3} = 0,1mol\cr& \Rightarrow {m_{Fe}} = 0,1.56 = 5,6gam. \cr} \)
7. (D)
Na2SO3 + HCl \(\to\) NaHSO3 + NaCl.
Vì H2SO3 là một axit 2 nấc nên có khả năng tạo muối axit.
8. (C)
\(\eqalign{ & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \cr & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \cr} \)
Tổng số mol HCl là: \(n_{HCl} = \dfrac{{11,2}}{{56}}.2 + \dfrac{{2,4}}{{24}}.2 = 0,6mol\)
\(\Rightarrow {m_{HCl}} = 0,6.36,5 = 21,9gam.\)
Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl\(C\%_{HCl} = \dfrac{{21,9}}{{109}}.100\% = 20\% \)
9. (D)
HCl tác dụng được với Fe3O4, CuO, AgNO3 không tác dụng với Cu, H2SO4
\(\eqalign{ & F{e_3}{O_4} + 8HCl \to FeC{l_2} + 3FeC{l_3} + 4{H_2}O \cr & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & AgN{O_3} + HCl \to AgCl + HN{O_3} \cr} \)
1.0: (D)
\(\eqalign{ & 2Na + C{l_2} \to 2NaCl({t^0}) \cr & {n_{Na}} = {1 \over {23}} = 0,043mol,\cr&{n_{C{l_2}}} = {1 \over {71}} = 0,014mol \Rightarrow C{l_2}\;\text{hết}. \cr & \Rightarrow {m_{NaCl}} = {1 \over {71}}.2.58,5 = 1,647gam. \cr} \)
1.1: (B)
\(\eqalign{ & {N_{HCl}} = 0,15.3 + 0,35.2 = 1,15mol. \cr & {V_{dd}} = 0,15 + 0,35 = 0,5lit. \cr & {C_M}dd = {{1,15} \over {0,5}} = 2,30(M) \cr} \)
1.2: (A)
6HCl + KClO3 \(\to\) KCl + 3Cl2 + 3H2O
1.3: (C)
Chỉ có dung dịch NaOH tác dụng được với H2S (NaOH không tác dụng với H2)
H2S + 2NaOH \(\to\) Na2S + 2H2O.
1.4: (B)
\({n_{S{O_2}}} = 0,1mol,{n_{NaOH}} = 0,18mol.\)
Tỉ lệ: \(1 < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} < 2.\) Nên tạo 2 muối: Na2SO3, NaHSO3.
SO2 + NaOH \(\to\) NaHSO3
SO2 + 2NaOH \(\to\) Na2SO3 + H2O.
1.5: (A)
Cl2 + 2NaOH \(\to\) NaCl + NaClO + H2O
1.6: (C)
\(\eqalign{ & 4Fe{S_2} + 11{O_2} \to 2F{e_2}{O_3} + 8S{O_2}({t^0}) \cr & {n_{S{O_2}}} = 1mol \cr&\Rightarrow {n_{Fe{S_2}}} = 1:2 = 0,5mol. \cr} \)
1.7: (A)
\(\eqalign{ & KCl{O_3}(xt,{t^0}) \to X({t^0}) \to Y \to CaC{O_3} \cr & 2KCl{O_3}(xt,{t^0}) \to 2KCl + 3{O_2} \cr & {O_2} + C \to C{O_2}({t^0}) \cr & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O \cr} \)
1.8: (D)
Khí CO độc
1.9: (C)
Mg, Zn, Al tác dụng với dung dịch FeSO4 tạo ra các muối tan được trong nước. Cu không tác dụng với dung dịch FeSO4 và không tan trong nước.
2.0: (D)
Trong A, B là kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ với số mol tương ứng là x, y.
\(\eqalign{ & {A_2}C{O_3} + 2HCl \to 2ACl + C{O_2} + {H_2}O \cr & BC{O_3} + 2HCl \to BC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O. \cr} \)
Ta có:
\(\eqalign{ & x(2A + 60) + y(B + 60) = 5 \cr & {n_{C{O_2}}} = x + y = {{1,68} \over {22,4}} = 0,075 \cr&\Rightarrow 2Ax + yB = 5 – 60(x + y) = 0,5 \cr} \)
Khối lượng hỗn hợp muối clorua:
\(\eqalign{ & m = 2x(A + 35,5) + y(B + 71) \cr&\;\;\;\;= 2Ax + yB + yB + 7(x + y) \cr & \Rightarrow m = 0,5 + 5,325 = 5,825gam. \cr} \)