Bài 1. Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?
a. \(y = {1 \over {\sqrt 2 }}x + 2\)
b. \(y = {1 \over {\sqrt {2x} }} + 1\)
c. \(y = \left( {{a^2} + 1} \right)x + 1\)
Bài 2. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = ax + b.\) Tìm a, b biết: \(f\left( 0 \right) = \sqrt 2 \) và \(f\left( {\sqrt 2 } \right) = 1\)
Bài 3. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = mx + m + 1.\) Tìm m biết \(f(1) = 3\).
Bài 4. Tìm k để hàm số \(y = \left( {5 – k} \right)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\).
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1. a. Ta có hệ số \(a = {1 \over {\sqrt 2 }} \ne 0 \Rightarrow \) Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất
b. Hàm số không phải là hàm số bậc nhất.
c. Vì \({a^2} + 1 > 0,\) với mọi a nên hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 2. Ta có: \(f\left( 0 \right) = \sqrt 2 \Leftrightarrow a.0 + b = \sqrt 2\)\(\, \Leftrightarrow b = \sqrt 2 \)
Vậy : \(f\left( x \right) = ax + \sqrt 2 \)
Lại có: \(f\left( {\sqrt 2 } \right) = 1 \Leftrightarrow a.\sqrt 2 + \sqrt 2 = 1 \)\(\,\Leftrightarrow a = {{1 – \sqrt 2 } \over {\sqrt 2 }}\)
Vậy : \(y = {{1 – \sqrt 2 } \over {\sqrt 2 }}x + \sqrt 2 \)
Bài 3. Ta có: \(f\left( 1 \right) = 3 \Leftrightarrow m.1 + m + 1 = 3\)
\(\Leftrightarrow 2m = 2 \Leftrightarrow m = 1\)
Bài 4. Hàm số đồng biến \( \Leftrightarrow 5 – k > 0 \Leftrightarrow k < 5\)