Trang Chủ Lớp 8 Bài tập SGK lớp 8

Bài 16,17,18 trang 11 Toán 8 tập 1: Hằng đẳng thức đáng nhớ

Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết Bài 16,17,18 trang 11 SGK toán 8 tập 1 ( Bài tập hằng đẳng thức đáng nhớ) – Chương 1: Phép nhân và chia đa thức.

  • Bình phương của một tổng: (A + B )2 = A2 + 2AB + B2
  • Bình phương của một hiệu: (A – B )2  = A2 – 2AB + B2
  • Hiệu của hai bình phương:    A2 – B2  = (A +B ) (A-B)

Giải bài tập về hằng đẳng thức trong SGK trang 11,12 Toán 8 tập 1

Bài 16 : Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu;

a) x2 + 2x + 1;                      b) 9x2 + y2 + 6xy;

c) 25a2 + 4b2 – 20ab;            d) x2 – x + 1/4

Giải: a) x2 + 2x + 1 = x2+ 2 . x . 1 + 12

= (x + 1)2

b) 9x2 + y2+ 6xy = (3x)2 + 2 . 3 . x . y + y2 = (3x + y)2

c) 25a2 + 4b2– 20ab = (5a)2 – 2 . 5a . 2b + (2b)2 = (5a – 2b)2

Hoặc 25a2 + 4b2 – 20ab = (2b)2 – 2 . 2b . 5a + (5a)2 = (2b – 5a)2

d) x2 – x + 1/4
= x2 – 2 . x . 1/2+ (1/2)2
=(x- 1/2)2

Hoặc x2 – x + 1/4
= 1/4- x + x2 =(1/2)2 – 2 .1/2. x + x2 = (1/2-x)2

———–

Bài 17 🙁SGK trang 11Chứng minh rằng:

Advertisements (Quảng cáo)

(10a + 5)2 = 100a . (a + 1) + 25.

Từ đó em hãy nêu cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng chữ số 5.

Áp dụng để tính: 252, 352, 652, 752.

Giải: Ta có: (10a + 5)2 = (10a)2 + 2 .10a . 5 + 52

= 100a2 + 100a + 25

= 100a(a + 1) + 25.

Cách tính nhẩm bình thường của một số tận cùng bằng chữ số 5;

Ta gọi a là số chục của số tự nhiên có tận cùng bằng 5 => số đã cho có dạng 10a + 5 và ta được

Advertisements (Quảng cáo)

(10a + 5)2 = 100a(a + 1) + 25

Vậy để tính bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bởi chữ số 5 ta tính tích a(a + 1) rồi viết 25 vào bên phải.

Áp dụng;

– Để tính 252 ta tính 2(2 + 1) = 6 rồi viết tiếp 25 vào bên phải ta được 625.

– Để tính 352 ta tính 3(3 + 1) = 12 rồi viết tiếp 25 vào bên phải ta được 1225.

  • 652 = (10.6 + 5)2= 100.6(6+1) +25= 600.7 +25 =4200 +25= 4225
  • 752 =(10.7+5)2 = 100.7(7+1) +25 = 700.8 +25=5600 +25 = 5625

———

Bài 18 toán 8. Hãy tìm cách giúp bạn An khôi phục lại những hằng đẳng thức bị mực làm nhòe đi một số chỗ:

a) x2 + 6xy + … = (… + 3y)2;

b) … – 10xy + 25y2 = (… – …)2;

Hãy nêu một số đề bài tương tự.

Giải: a) x2 + 6xy + … = (… + 3y)2   nên x2 + 2x . 3y + … = (…+3y)2

x2 + 2x . 3y + (3y)2 = (x + 3y)2

Vậy: x2 + 6xy +9y2 = (x + 3y)2

b) …-2x . 5y + (5y)2 = (… – …)2;

x2 – 2x . 5y + (5y)2 = (x – 5y)2

Vậy: x2 – 10xy + 25y2 = (x – 5y)2

Đề bài tương tự: Chẳng hạn:

4x + 4xy + … = (… + y2)

… – 8xy + y2 = (… – …)2

Advertisements (Quảng cáo)