Tóm tắt kiến thức và Giải bài 1,2,3,4,5, 6,7,8,9 trang 17 SGK hình học 10: Tích của véctơ với một số – Chương 1 hình 10.
A. Tóm tăt kiến thức Tích của véctơ với một số
1. Định nghĩa
Cho một số k # 0 và vec tơ →a # →0
Tích của một số k với vec tơ →a là một vec tơ , kí hiệu là k→a
cùng hướng với →a nếu k > 0, ngược hướng với →a nếu k< 0 và có độ dài bằng |k|. |→a |
2. Tính chất : Tích của một số với một vec tơ có tính chất:
a) Phân phối với phép cộng vec tơ: k (→a + →b ) = k →a + k→b
b) Phân phối với phép cộng các số: (h+k)→a = h→a +k →a
c) Kết hợp: h(k→a ) = (h.k)→a .
d) 1. →a = →a (-1)→a = –→a
3.Áp dụng
a) Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm M ta có →MA + →MB = 2 →MI.
b) Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thi mọi điểm M ta có
→MA + →MB + →MC = 3→MG.
4. Điều kiện để hai vec tơ cùng phương
Điều kiện cần và đủ để hai vec tơ cùng phương là có một số k để →a = k→b.
Advertisements (Quảng cáo)
5. Phân tích một vec tơ thành haivec tơ không cùng phương
Cho hai vec tơ →a và →b không cùng phương. Khi đó một vec tơ →x đều hân tích được một cách duy nhất theo hai vec tơ →a , →b
nghĩa là có duy nhất một cặp số h, k sao cho →x = h→a + k→b
B. Hướng dẫn giải bài tập Tích của véctơ với một số trang 17 Hình học lớp 10
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng: →AB + →AC + →AD = 2→AC.
Giải: →AB + →AC + →AD = →AB + →AD + →AC
ABCD là hình bình hành nên →AB + →AD = →AC(quy tắc hình bình hành của tổng)
⇒→AB + →AC + →AD= →AC + →AC=2→AC
Bài 2. Cho AK và BM là hai trung tuyến của tam giác ABC. Hãy phân tích các vectơ →AB, →BC, →AC theo hai vectơ sau →u = →AK, →v = →BM.
Vì M là trung điểm của BC nên →BC = 2 →BM = 2 →v;
Vì K là trung điểm của CA nên →CA = -2 →AK = -2 →u;
Ta có: →CB = – →BC = -2 →v
nên →AB = →CB – →CA = -2 →v – (-2 →u) =2( →u- →v).
Bài 3. Trên đường thẳng chứa cạnh BC của tam giác ABC lấy một điểm M sao cho →MB = 3→MC . Hãy phân tích vectơ →AM theo hai vectơ →u = →AB , →v = →AC.
Ta có: →AM = →AB + →BM = →AB + →BC + →CM
Vì →MB = 3→MC nên →BM = 3→CM
Advertisements (Quảng cáo)
⇒ →BC = 2→CM ⇒ →CM =1/2 →BC
Từ đó: →AM = →AB +3/2 →BC
Mặt khác →BC = →AC – →AB = →v – →u
Khi đó: →AM = →AB + 3/2 →BC = →u +3/2 (→v – →u) = 3/2→v -1/2 →u.
Bài 4. Gọi AM là trung tuyến của tam giác ABC và D là trung điểm của đạn AM. Chứng minh rằng:
a) 2→DA + →DB + →DC = →0;
b) 2→OA +→OB+ →OC = 4→OD, với O là điểm tùy ý.
Giải bài 4:
a) Ta có:
→DB + →DC = (→DM + →MB) + (→DM + →MC) = 2 →DM + (→MB + →MC) = 2 →DM + →0 = 2→DM (vì →MB = –→MC).
Mặt khác, do D là trung điểm của đoạn AM nên →DM = – →DA.
Khi đó: 2→DA + →DB + →DC = 2→DA + 2→DM =2 (→DA +→DM) = →0
b) Ta có:
2→OA + →OB + →OC = 4 →OD ⇔ 2(→OA – →OD) + (→OB –→OD) + (→OC – →OD) = 0
⇔ 2DA + DB + DC= 0 (luôn đúng theo câu a)
Vậy 2→OA +→OB+ →OC = 4→OD, với O là điểm tùy ý.
Bài 5 trang 17 Hình 10. Gọi M và N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD của tứ giác ABCD. Chứng minh rằng: 2→MN= →AC + →BD = →BC + →AD.
Ta có: →AC = →AM + →MN + →NC→BD = →BM + →MN + →ND
→AC +→BD = 2→MN + (→AM + →BM) + (→NC +→ND)
=2→MN + →0 + →0 = 2→MN
(Vì BM = – AM; ND = -NC)
Tương tự, từ: →BC = →BM + →MN + →NC
→AD = →AM + →MN + →ND
Ta suy ra: →BC + →AD = 2 →MN. Vậy 2 →MN = →AC + →BD =→ BC + →AD.
Bài 6. Cho hai điểm phân biệt A và B. Tìm điểm K sao cho 3→KA + 2 →KB = →0
Giải: Ta có: →KA + 2 →KB = →0 ⇒ 3→KA = -2 →KB ⇒→KA = – 2/3 →KB
Đẳng thức này chứng tỏ hai vec tơ →KA ,→KB là hai vec tơ ngược hướng, do đó K thuộc đoạn AB
Ta lại có: |→KA| = – 2/3|→KB| ⇒ KA = 2/3 KB
Vậy K là điểm chia trong đoạn thẳng AB theo tỉ số 2/3.
Bài 7 trang 17. Cho tam giác ABC. Tìm điểm m sao cho →MA + →MB +2 →MC = →0
Giải: Gọi I là trung điểm của AB; J là trung điểm của CI
Ta có, theo quy tắc hình bình hành: →MA + →MB = 2 →MI. Khi đó: →MA + →MB + 2→MC = →0 ⇔2 →MI + 2 →MC = →0 ⇔2(→MI + →MC) = →0;
Cũng theo quy tắc hình bình hàng: →MI + →MC = 2→MJ
Do đó 2(→MI + →MC) = 0 ⇔ 4→MJ = 0 ⇔ →MJ = 0 ⇔ M=J
Vậy M là trung điểm của CI.
Bài 8. Cho lục giác ABCDEF. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DE, EF, FA. Chứng minh rằng hai tam giác MPR và NQS có cùng trọng tâm.
Ta có: →MN =1/2 →AC
→PQ =1/2 →CE
→RS=1/2 →EA
⇒ →MN + →PQ + →RS = 1/2(→AC + →CE + →EA) = 1/2 →AA = →0
⇒ →MN + →PQ + →RS = →0 (1)
Gọi G là trọng tâm tam giác MPR, ta có:
→GM + →GP + →GR = →0 (2)
Mặt khác →MN = →MG +→ GN
→PQ =→ PG + →GQ
→RS = →RG + →GS
⇒ →MN +→ PQ + →RS = (→MG + →PG +→ RG) + →GN + →GQ + →GS (3)
Từ (1),(2),(3) suy ra: →GN + →GQ + →GS = →0
Vậy G là trọng tâm của tam giác NQS.
Bài 9 trang 17 Toán Hình 10. Cho tam giác đều ABC có trọng tâm O và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M đến BC, AC, AB. Chứng minh rằng:→MD + →ME + →MF = 3/2→MO.
Từ M kẻ SP//BC; HR//CA và KQ//AB. Ta có:
+ ΔMKH đều: MD là đường trung tuyến ⇒ 2→MD = →MK + →MH
+ ΔMPQ đều: ME là đường trung tuyến ⇒ 2→ME = →MP + →MQ
+ ΔMRS đều: MF là đường trung tuyến ⇒ 2→MF = →MR + →MS
⇒ 2(→MD + →ME + →MF) = →MH + →MK + →MP + →MQ + →MR + →MS
=(→MQ + →MR) + (→MS + →MK) + (→MH + →MP) = →MA + →MB + →MC
(Vì các tứ giác MHCP, MQAR, MSBK là các hình bình hành)
Vì O là trọng tâm của ΔABC nên →MA + →MB + →MC = 3 →MO
Từ đó: 2(→MD + →ME + →MF ) = 3 →MO
⇒→ MD +→ ME + →MF = 3/2 →MO (đpcm)