[Trắc nghiệm và tự luận] Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án Trường THCS Mỹ Tài: Hãy ghi lại khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ)
Chọn và ghi vào bài làm chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất tương ứng với mỗi câu hỏi
1: Nối cột A (tác phẩm) với cột B (hình ảnh thơ giàu tính nghệ thuật) sao cho phù hợp:
1. Đồng chí
2. Ánh trăng
a. Chỉ cần trong xe có một trái tim
b. Đầu súng trăng treo
c. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
d. Ngửa mặt lên nhìn mặt
2 : Trong đoạn trích «Chị em Thúy Kiều»(Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp NT nào để tả Chị em Thuý Kiều:
A. Bút pháp tả thực
B.Bút pháp ước lệ
C.Bút pháp lãng mạn
D.Bút pháp phóng đại
3: Từ «đầu» trong câu «Đầu súng trăng treo» được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa đen (nghĩa gốc)
B.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
C.Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
4: Nhận định nào về nghệ thuật phù hợp với bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
A. Sử dụng chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn
B.Sử dụng những chi tiết, hình ảnh mang tính hiện thực, giọng thơ giàu sắc thái cảm xúc, cách miêu tả tinh tế
C.Sử dụng những chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm
D.Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.
Advertisements (Quảng cáo)
5: Trong các câu văn sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), câu văn nào là câu văn độc thoại nội tâm?
A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người ta nghe nhờ mấy.
B.Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
C.Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt cứ giàn ra
D.“Hừ đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư, ….. hay đáo để”
6: Hai câu thơ sau sử dụng cách dẫn gì?
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
A. Trực tiếp
B.Gián tiếp
C.Trực tiếp và gián tiếp
D.Không dùng lời dẫn
7: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn (chi tiết, miêu tả, tự sự, tác dụng) điền vào chỗ trống thích hợp trong câu văn sau:
Trong văn bản (1) ….., sự miêu tả cụ thể, chi tiếtvề cảnh, nhân vật và sự việc có (2) …. làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm , sinh động.
Advertisements (Quảng cáo)
8: Câu văn: “Tôi thấy đôi mắt mệnh mông của con bé bỗng xôn xao” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà), miêu tả phương diện nào của nhân vật?
A. Ngoại hình
B.Nội tâm
C.Tính cách
D.Phẩm chất
9: Đọc khái niệm sau và cho biết khái niệm đó đúng hay sai?
“ Dẫn trực tiếp, tức là dẫn dẫn nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép”
A. Đúng
B.Sai
10: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
A. Cảm hứng về thiên nhiên, đất nước
B.Cảm hứng về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới
C.Cảm hứng về lao động
Câu 11: Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì?
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
A.So sánh và ẩn dụ
B.Nhân hoá và ẩn dụ
C.Ẩn dụ và điệp từ D.Hoán dụ và ẩn dụ
12: Vì sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết chân thực và hay về vua Quang Trung – “Kẻ thù của họ”?
A. Vì họ sợ vua Quang Trung
B.Vì họ có ý thức dân tộc và tôn trọng lịch sử
C.Vì học luôn ủng hộ người có thế lực mạnh
D.Vì họ bị ép phải viết như thế
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)
1: (2 điểm)
Hãy ghi lại khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
2: (5 điểm)
Hãy đóng vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bé Thu và ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VĂN 9 TRƯỜNG THCS MỸ TÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu |
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 | 9 | 10 | 11 |
12 |
Đ.A |
C | B | A | D | A | B | A | B | C |
B |
câu 1: Kết quả: 1+c, 2 + d (nối sai một cột không tính điểm )
câu 7: Điền từ
1. Tự sự; 2. Tác dụng (điền sai một từ không tính điểm )
II. PHẦN TỰ LUẬN
1: HS ghi lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy). (1 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(“Ánh trăng” – Nguyễn Duy)
Sai một lỗi trừ 0,25 điểm, sai quá 3 lỗi không tính điểm
– Ý nghĩa: hình ảnh trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng
– Hình ảnh ánh trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, viên mãn, vĩnh hằng. (0,25 điểm).
– Hình ảnh trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình đẹp đẽ chẳng thể phai mờ.(0,25 điểm).
– Trăng còn là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc, nhân hậu, bao dung đang gợi nhắc con người thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, thuỷ chung cùng quá khứ.(0,5 điểm).
2:
a. Yêu cầu chung
– Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm….;đổi ngôi nhân xưng :bé Thu – xưng tôi và sử dụng ngôi kể linh hoạt ,sáng tạo
– Nội dung: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của bé Thu và ông Sáu
– Cách thức trình bày:
+ Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, phần TB: được triển khai thành nhiều đoạn, các đoạn văn phải có cấu trúc đảm bảo và phải có tính liên kết chặt chẽ.
+ HS phải biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và ngôi kể phù hợp. Cảm xúc và tình cảm phải thể hiện một cách chân thật.
b. Yêu cầu cụ thể
* MB::
Giới thiệu tình huống để nhân vât tôiđóng vai bé Thu kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất ( có thể tưởng tượng tình huống gặp một đồng đôi có hoàn cảnh tương tự mình để gợi lại câu chuyện)
* TB:: (4 điểm)
* Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ theo trình tự:
-Khi mới gặp ông Sáu trở về nhà sau tám năm xa cách:bất ngờ sợ hãi
– Trong thời gian ba ngày ông Sáu ở nhà : lạnh lùng , xa cách , cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu
– Khi nhân vật tôi ở bên ngoại về : ân hận, nuối tiếc vì đươc ngoại giải thích vết sẹo
– Trong buổi sáng chia tay với ông Sáu : sung sướng , hạnh phúc ,lo sợ , không muốn rời xa ba
* KB::(0,5 điểm)
– suy nghĩ và lời hứa của nhân vật tôi
-Những suy ngẫm về tình cha con