Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 lớp 9 môn Địa lý năm học 2018 – 2019 trường THCS Quang Minh, Bắc Quang có đáp án chi tiết: Trình bày những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS QUANG MINH Năm học 2018 – 2019
Môn: Địa lí 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0đ):
1. (1,0đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là:
A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng.
C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.
2. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là:
A. Cây công nghiệp. B. Cây hoa màu.
C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu.
2. (1,0đ): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu sau:
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư (1)…………… nhất nước ta, nguồn lao động (2)…………Kết cấu hạ tầng (3)………tương đối hoàn thiện. Một số (4) ……….… được hình thành từ lâu đời.
Advertisements (Quảng cáo)
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm):
1 (2,0đ): Trình bày những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
2 (4,0đ): Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ?
3 (2,0đ): Dựa vào bảng số liệu sau hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước giai đoạn 2005 – 2015 (nghìn tỉ đồng).
Năm Công nghiệp |
2005 |
2010 |
2015 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
5,6 |
10,8 |
14,7 |
Cả nước |
103,4 |
198,3 |
261,1 |
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. TRẮC NGHIỆM (2,0đ):
1. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
1. A
2. C
2. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Advertisements (Quảng cáo)
(1) đông đúc (2) dồi dào (3) nông thôn (4) đô thị
II. TỰ LUẬN(8,0đ):
1.
* Những thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
– Khai thác khoáng sản.
– Thuỷ điện.
– Nghề rừng.
– chăn nuôi gia súc.
– Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
2. * Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thể hiện:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
3.