Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Bút pháp ước lệ Truyện Kiều, ảnh hưởng MXH trong đề thi Văn 9 giữa học kì 1 Q.Hoàn Kiếm

Đề thi kiểm tra giữa Kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG (PHÒNG GD – ĐT QUẬN HOÀN KIẾM)

Phần I (5,5 điểm)

Trong “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn” có viết:

“… Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? (…) Từ đời nhà Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”

  1. Quang Trung nói những lời trên trrong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung chính của những lời nói ấy. Qua đó, giúp ta hiểu gì về nhân vật?
  2. Trong hồi thứ mười bốn, Hoàng đế Quang Trung hiện lên thật đẹp. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi xây dựng một huyền thoại “giúp dân dựng nước biết bao công trình” ấy?
  3. Bằng hiểu biết về văn bản, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của Hoàng đế Quang Trung: một thiên tài quân sự.
  4. “….Đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, đấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng”. Điều đó cũng đã được đề cập đến trong một văn bản ở chương trình ngữ văn 8. Đó là văn bản nào? Tác giả là ai?

Phần II (2,0 điểm)

Trong văn bản: “Chị em Thúy Kiều”. Nguyễn Du rất thành công khi sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ để miêu tả các nhân vật.

  1. Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ?
  2. Hãy chép lại một cặp câu lục bát miêu tả vẻ đẹo Thúy Kiều và chỉ ra các hình ảnh ước lệ có trong hau câu thơ đó. Những hình ảnh ước lệ ấy giúp em hình dung được những gì về vẻ đẹp của nhân vật?

Phần III (2,5 điểm)

1Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? 2Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. 3Có phải vậy chăng? 4Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. 5Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. 6Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. 7Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. 8Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. 9Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… 10Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!”

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân)

  1. Xét về mục đích nói, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Nêu mục đích nói cụ thể của câu văn đó.
  2. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một từ Hán Việt (gạch chân, chú thích rõ)

Advertisements (Quảng cáo)