A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp?
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:
A. Bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
B. Bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
C. Bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
Câu 2. Trên hình 3 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một đầu dây dẫn vào hiệu điện thế đối với 2 đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là sai ?
A. Khi hiệu điện thế U = 40V thì cường độ dòng điện là 3,2A
B. Khi hiệu điện thế U = 10V thì cường độ dòng điện là 0,8A
C. Khi hiệu điện thế U = 12V thì cường độ dòng điện là 0,96A
D. Khi hiệu điện thế U = 32V thì cường độ dòng điện là 4A
Câu 3. Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A, B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2 là
A.10Ω B. 20Ω C. 30Ω D.40Ω
Câu 4. Cho 2 điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω. Mắc R1 song song R2 vào hiệu điện thế U = 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A.1A B. 0,6A C. 2A D. 0,5A
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 5. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện
A.Giảm đi 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Giảm đi 0,2A
D. Là I = 0,2A
B. TỰ LUẬN
Câu 6: Ba điện trở R1 = 2Ω; R2 = 3Ω; R3 = 6Ω được mắc song song, giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB (hình 4); khi đó cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại và hiệu điện thế giữa hai điểm AB.
Câu 7. Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa là 0,5A mắc nối tiếp.Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để k hi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.
1. Chọn B
Advertisements (Quảng cáo)
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
2. Chọn D
Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần và ngược lại, ta nhận xét thấy D sai.
3. Chọn D
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2 :
Rtd = R1 + R2 = 2R1 = 40Ω
4. Chọn B
Điện trở mạch mắc song song \(R_{ss}={{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{30.60} \over {30 + 60}} = 20\Omega \)
Cường độ dòng điện qua mạch chính
\(I = {U\over R_{ss}}= {12\over 20} = 0,6A\)
5. Chọn D
Từ định luận Ôm ta có điện trở bóng đèn: \(R = {I \over U}= {12\over 0,3}= 40Ω\)
Khi hiệu điện thế \(∆U = 4V\), Vậy \(U’ = 12 – 4 = 8V.\)
Vậy cường độ dòng điện \(I = {U\over R} = {8\over 40} = 0,2A\)
6. + Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B: UAB = I1. R1 = 2,2 = 4V.
+ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:
\(I_2= {U_{AB}\over R_2}= {4\over 3}\) (A)
\({I_3} = {{{U_{AB}}} \over {{R_3}}} = {4 \over 6} = {2 \over 3}\) (A)
7. Dòng điện tối đa để R1 ,R2 cùng chịu được là Imax = 0,5A.
+ Hiệu điện thế tối đa là trên R1 : Umax1 = 20. 0,5 = 10V.
+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R2 chịu được: Umax2 = 30. 0,5 = 15V.
+ Hiệu điện thế tối đa để cho R1, R2 cùng chịu được Umax = 10 + 15 = 25V.A