Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

Dàn bài : Có ý kiến cho rằng: Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Em hãy phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến trên

MB:– Đây là đoạn kế tiếp đoạn kể về chuyện Mã Giám Sinh đưa Kiều đến lầu xanh của Tú Bà. Tú Bà ép Kiều tiếp khách làng chơi. Kiều không chấp nhận nên bị Tú Bà đánh đập. Tủi nhục, Kiều tự sát. Tú Bà sợ mất món lợi lớn đành cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để đợi gả chồng.

– Đoạn trích này phản ánh tâm trạng thương nhớ gia đình, thương nhớ người yêu và xót xa buồn tủi cho thân phận mình của Thúy Kiều.

TB:

Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

+ Bức tranh phong cảnh được nhìn qua con mắt đầy tâm trạng

+ Đường nét vừa thực, vừa ảo: bát ngát, cái vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Không gian mênh mông, lạnh lẽo, bao phủ bởi một nỗi buồn thấm thía.

Con người: chỉ có một – đó là Thúy Kiều lẻ loi, cô độc giữa không gian hoang vắng.

+ Bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Advertisements (Quảng cáo)

– Phong cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt u sầu của Kiều nên cũng rất buồn:

Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

– Sự vật nào cũng gợi cảm giác chông chênh, bất định và chứa đựng một dự báo chẳng lành:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa,

Advertisements (Quảng cáo)

Buồn trồng ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…

+ Tâm trạng Kiều trước cảnh ngộ bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích:

– Đó là tâm trạng tủi hổ vì số phận trớ trệu, éo le của mình.

– Cô độc và buồn bã, nặng trĩu nhớ thương (nhớ người yêu, đau khổ vì mối tình tan vỡ; xót thương cha già mẹ yếu mòn mỏi đợi trông con, băn khoăn không biết lấy ai thay mình phụng dưỡng mẹ cha; nhớ tổ ấm gia đình). Những cảm xúc ấy càng trỗi dậy da diết, mãnh liệt trong tình cảnh Thúy Kiểu bị vây bủa giữa những thế lực hắc ám, giữa tâm trạng Kiều trước cảnh ngộ bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích.

– Tình cảm cao đẹp của Thúy Kiều cùng với cảnh ngộ éo le của nàng khiến người đọc thương xót sâu xa. Càng thương Kiều, chúng ta càng căm giận cái xã hội độc ác, vô nhân đạo đã đẩy nàng vào cảnh ngộ đó.

– Thái độ của nhà thơ: xót xa, chia sẻ nỗi đau với Thúy Kiều.

KB:    

– Khẳng định giá trị của đoạn thơ; là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.

– Tài năng kiệt xuất của Nguyễn Du được chứng minh qua nghệ thuật tả cảnh, tả tình, tạo nên sự đồng cảm thật sự giữa người đọc và nhân vật.

Advertisements (Quảng cáo)