Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Thi học kì 2 môn Sinh học 7: Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 7: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần:

A. Săn tìm động vật quý hiếm

B. Đưa động vật quý hiếm về nuôi tại gia đình.

C. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm

D. Nhân giống trong vườn quốc gia

2. Chim bồ câu có tập tính là ?

A. Sống thành đôi

B. Sống đơn độc

C. Sống thành nhóm nhỏ

D. Sống thành đàn

3. Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức được xem là tiến hoá nhất là:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong

D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài

4.  Những động vật nào dưới đây có 3 hình thức di chuyển ?

A. Châu chấu, hươu

B. Ếch đồng, dơi

C. Vịt trời, châu chấu

Advertisements (Quảng cáo)

D. Kănguru, vượn

5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại .

B. Gây vô sinh sinh vật gây hại

C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại

6. Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:

A. Cá và bò sát

B. Bò sát và lưỡng cư

C. Chim và thú

D. Chim và lưỡng cư

7. Hệ thần kinh tiến hoá nhất của động vật có đặc điểm:

A. Chưa phân hoá

B. Hình mạng lưới

Advertisements (Quảng cáo)

C. Hình ống

D. Hình chuỗi hạch

8. Đặc điểm giúp thằn lằn bóng thích nghi với đời sống di chuyển trên cạn:

A. Da khô có vảy sừng

B. Thân dài, đuôi rất dài

C. Bốn chân có 5 ngón có vuốt

D. Cả B và C

II. TỰ LUẬN (6đ)

1.. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

2.. Đa dạng sinh học là gì ? Theo em, làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nưóc ta ?

3.. Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư, cá ?


I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

A

X

B

C

X

X

X

X

D

X

X

X

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

– Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay

– Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

– Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau: giúp chim đậu và hạ cánh

– Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng    ->    tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim

– Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp: giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

– Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng: làm đầu chim nhẹ

– Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

2. * Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài (1,5 triệu loài), sự đa dạng về đặc điểm hình thái, tập tính của từng loài, đa dạng về môi trường sống.

* Biện pháp để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Việt Nam:

– Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi

– Cấm săn bắt, buôn bán động vật

– Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

– Trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng

3. * Hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con băng sữa mẹ có ưu điểm:

– Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng

– Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp để phát triển

– Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên

Advertisements (Quảng cáo)