Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Đề kiểm tra học kì 2 Sinh học 7: Các ngón chân có vuốt cùn không thu được vào trong đệm thịt, thích nghi với cách bắt mồi nào sau đây?

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7: Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khoẻ, có 2 đến 3 ngón. Đây là đặc điểm của nhóm chim nào?

I. TRẮC NGHIỆM: (2đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khoẻ, có 2 đến 3 ngón. Đây là đặc điểm của nhóm chim nào?

A. Nhóm chim bay

B. Nhóm chim bơi

C. Nhóm chim chạy

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 2. Các ngón chân có vuốt cùn không thu được vào trong đệm thịt, thích nghi với cách bắt mồi nào sau đây ?

A. Rình mồi                   B. vồ mồi

C. Đuổi mồi                  D. Cả A và B.

Câu 3. Đặc điểm có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi có ở thú nào dưới đây ?

A. Vượn                        B. Khỉ

C. Đười ươi                   D. Tinh tinh

Câu 4. Người ta sử dụng sinh vật nào sau đây trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại ?

A. Cá đuôi cờ ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ

B. Mèo rừng ăn chuột vào ban đêm

C. Cú vọ ăn chuột và sâu bọ về ban đêm

D. Cả A, B và C đều đúng.

Advertisements (Quảng cáo)

II. TỰ LUẬN (8đ)

1. So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với thỏ. Từ đó rút ra sự tiến hoá ?

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước. Cá voi mang những đặc điểm nào của lớp Thú ?

3. Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật sống ở hoang mạc đới nóng. Nhận xét về số loài động vật sống ở đây và giải thích.


I. TRẮC NGHIỆM: (2đ)

1

2

3

4

C

C

A

D

II. TỰ LUẬN (8đ)

1. * So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn và thỏ

Thn ln

Thỏ

– Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) nhưng có thêm vách ngăn hụt ngăn tâm thất.

– Máu đi nuôi cơ thể là máu pha ít.

– 2 vòng tuần hoàn kín

– Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất)

– Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

– 2 vòng tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn có sự tiến hoá từ tim 3 ngăn (có vách ngăn hụt ngăn tâm thất), máu pha ít (thằn lằn) đến tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể (thỏ)

2. * Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước:

Advertisements (Quảng cáo)

– Cơ thể hình thoi

– Cổ rất ngắn

– Lóp mỡ dưới da rất dày

– Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo

– Vây đuôi nằm ngang

– Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

* Cá voi mang những đặc điểm của lớp Thú:

– Có vú

– Có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

– Chi trước biến đổi thành vây bơi, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở ĐVCXS ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngăn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm.

3. * Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở hoang mạc đới nóng.

Cấu tạo:

– Chân dài: Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.

– Chân cao móng rộng, đệm thịt dày: Không bị lún, đệm thịt chống nóng

– Bướu mỡ lạc đà: Nơi dự trữ mỡ

– Màu lông nhạt giống màu cát: Không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù

Tập tính:

– Mỗi bước nhảy cao và xa: Hạn chế tiếp xúc với cát nóng

– Di chuyển bằng cách quăng thân: Tránh tiếp xúc với cát nóng

– Hoạt động vào ban đêm: Tránh nóng ban ngày

– Khả năng đi xa: Tìm nguồn nước

– Khả năng nhịn khát: Khí hậu quá khô, thời gian để tìm nơi có nước lâu

– Chui rúc vào sâu trong cát: Chống nóng.

* Nhận xét về số loài động vật sống ở đây và giải thích:

– Số loài động vật sống ở môi trường hoang mạc đới nóng rất ít.

– Do khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt (Khí hậu nóng và khô, các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác) nên chỉ có một số ít loài đọng vật tồn tại, vì có những thích nghi rất đặc trưng với khí hậu khô và nóng.

Advertisements (Quảng cáo)