I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhât:
1. Động vật nào sau đây có phôi phát triển qua biến thái ?
A. Chim bồ câu.
B. Thằn lằn bỏng đuôi dài.
C. Ếch đồng.
D. Cá
2. Răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn dài nhọn; răng hàm có nhiều màu dẹp sắc, là bộ răng của động vật nào dưới đây ?
A. Bộ ăn thịt
B. Bộ ăn sâu bọ
C. Bộ gặm nhấm
D. Cả A và B.
3. Cá voi xanh có bao nhiêu đốt sống cổ ?
A. Ít đốt B. Nhiều đốt
C. 7 đốt D. 8 đốt
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm (…) để hoàn chỉnh các câu sau:
A. Rắn giun thuộc lớp……………… bộ…………….
B. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như………………
C. Bộ thú ăn sâu bọ có bộ răng gồm………………
II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của ếch, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu.
2. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Hổ thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó.
3. Phân biệt khỉ với vượn.
4. Sự tiến hoá của hệ thần kinh được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật ?
Advertisements (Quảng cáo)
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1.
1 |
2 |
3 |
C |
A |
C |
2. A. ….bò sát,… có vảy
B. … Sừng nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai…), mật gấu.
C… các răng đều nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn để dễ cắn vỏ kitin của sâu bọ.
II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn của ếch, dùng mũi tên chỉ chiều vận chuyển máu.
– Vẽ đúng (Hình 36.4-A SGK- trl 18)
– Chú thích đúng, đầy đủ. Chỉ đúng chiều vận chuyển máu.
2. Nêu và phân tích những đặc điểm cấu tạo của Hổ thích nghi với chế độ ăn thịt và tập tính bắt mồi của nó:
* Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
– Răng cửa ngắn, sắc để róc xương
– Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
– Răng hàm nhiều mấu dẹp sắc để cắt, nghiền mồi.
* Chân thích nghi với lối rình, vồ mồi:
– Các ngón có móng vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyển chỉ có các ngón chân tiếp xúc với đất nên chạy vồ mồi với tốc độ lớn, các vuốt sắc nhọn thụt vào và thò ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.
3. Phân biệt khỉ với khỉ hình người
Khỉ |
Vượn |
– Có chai mông lớn – Túi má lớn – Có đuôi dài |
– Có chai mông nhỏ – Không có túi má – Không có đuôi |
4. Sự tiến hoá của hệ thần kinh được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật
– Hệ thần kinh từ chưa phân hoá —> hình thành (đơn giản) —> phức tạp hoá —> hoàn chỉnh
– Hệ thần kinh từ chưa phân hoá (ở ĐVKXS) —> Hình thành mạng lưới (ở Ruột khoang) —> Chuỗi hạch (ở Giun đốt có hạch não, hạch dưới hầu và chuỗi hạch bụng; Ở Chân khớp có hạch não lớn, hạch dưới hầu, hạch ngực và hạch bụng) —> Hình ống (ở ĐVCXS có bộ não, tuỷ sống)