Các em cùng nhanh tay thử sức với đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn của Sở GD Vĩnh Phúc. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trong kì thi sắp tới: Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm: Một người mà không chịu mấy gì thì sẽ không được gì?
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Bạn oi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi, bạn sợ nói sai thò bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, NXB GD Việt Nam, 2015, tr.43)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc con người lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm được nêu trong đoạn trích (0,5 điểm)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm: Một người mà không chịu mấy gì thì sẽ không được gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho mỗi người? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
II. Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:
Cậy em, em có chịu lời,
Advertisements (Quảng cáo)
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Trích Trao duyên, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập 2, NXB GD Việt Nam 2008, tr.104)