1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về DTST ?
A. Trong DTST, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong DTST, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
2. Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
3. Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng
A. khống chế sinh học B. ức chế cảm nhiễm
C. hiệu quả nhóm D. tăng trưởng của quần thể
4. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản.
5. Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự
A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.
C. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.
6. Trường hợp nào sau đây không phải là nhịp sinh học :
A. cây xanh rụng lá vào mùa thu B. sự cụp xoè lá của cây trinh nữ
C. gấu ngủ đông D. cây hoa 10h nở vào 10h
7. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trong trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
8. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.
9. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
Advertisements (Quảng cáo)
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
10: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh
11: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh
12: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ. B. trâu, bò. C. sâu ăn cỏ. D. bướm
13: Các loài trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại
B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại
C. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại
Advertisements (Quảng cáo)
D. các mối quan hệ hỗ trợ, cả hai loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại
14: Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng: sáo thường đâu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn. Đó là mối quan hệ
A. cộng sinh B. hợp tác. C. kí sinh- vật chủ D. cạnh tranh.
15: Giun kim sống trong ruột người đó là mối quan hệ
A. cộng sinh B. hợp tác C. kí sinh – vật chủ D. cạnh tranh.
16: Quan hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa 2 loài hay nhiều loài. Tất cả các loài tham gia đều có lợi. Đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh.
17: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh – vật chủ
18: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. ký sinh.
19: Trong DTST, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài:
A. sinh vật phân huỷ B. sinh vật tiên phong
C. sinh vật ưu thế D. sinh vật sản xuất
20: Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là
A. kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
B. chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
C. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
D. chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
21: Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chong phát triển?
A. cây gỗ ưa sáng B. cây thân cỏ ưa sáng
C. cây bụi chịu bóng D. cây gỗ ưa bóng
22: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là:
A. (2), (3) và (4) B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4) D. (1), (2), (3) và (4)
23: Những quá trình nào sau đât sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.
(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
(3) Đánh bắt cá ở ao.
(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Phương án đúng là
A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4)
24: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Hiện tượng tảo nở hoa gây chết các loài sinh vật sống trong hồ.
2. Cây nắp ấm bắt mồi.
3. Sáo đậu trên lưng trâu.
4. Chim cánh cụt đứng xếp thành cụm khi thời tiết lạnh giá.
5. Hai con chim thiên đường đực cùng thu hút sự chú ý của một con cái.
6. Con muỗi hút máu người.
7. Nốt sần ở rễ cây họ đậu.
Trong các mối quan hệ trên, số quan hệ đối kháng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
25: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (2), (4), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (4), (3), (2) D. (1), (3), (4),( 2)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | A | A | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | B | B | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | A | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | B | C | C | D |