Trang Chủ Lớp 12 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 12

Đề kiểm tra 1 tiết Phần 6 Chương 1 – Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh 12: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh 12 Phần 6 Chương 1 – Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Khi nói về con đường hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây không đúng?…

1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

2. Cơ quan tương tự là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

3. Khi nói về con đường hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.

B. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu diễn ra ở thực vật.

4. Cơ quan nào sau đây không phải cơ quan thoái hóa?

A. Xương cụt ở người

B. Cánh của chim cánh cụt

C. Mắt của cá myxin

D. Đuôi của chuột túi

5. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên:

A. Đào thải triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.

B. Đào thải khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.

C. Đào thải không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

D. Đào thải một số cá thể khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

6. Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là

A. Tinh tinh được tiến hóa từ người

B.Người và tinh tinh có chung tổ tiên.

C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN.

D. Người được tiến hóa từ tinh tinh.

7. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST

B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

8. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh

B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau

Advertisements (Quảng cáo)

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau

9. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

10: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực?

A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình

B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen

D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường

11: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân là

A. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.

B. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.

C. có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.

D. tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng

12: Đồng quy tính trạng là kết quả của quá trình

A. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo nhiều hướng.

B. CLTN trên nhiều đối tượng theo một hướng.

C. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo 1 hướng.

D.hình thành các nhóm phân lọai trên loài.

13: phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là

A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen.

B. phân li thành các kiểu gen theo công thức xác định.

C. sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành.

D. hình thành các nhóm phân lọai trên loài.

Advertisements (Quảng cáo)

14: Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về

A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

15: Theo quan niệm hiện đại, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng khi

A. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên

B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau

C. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên

D. kích thước quần thể giảm mạnh

16: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

A. đa số đột biến gene là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gene và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gene đột biến qua các thế hệ.

C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gene do đó tần số của gene lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

D. đột biến gene phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

17: Thí dụ nào sau đây là thích nghi kiểu hình?

A. Con bọ que có thân và chi giống cái que.                          B. Một số cây rụng lá về mùa hè.

C. Con bọ lá có đôi cánh giống lá cây.                                   D. Con sâu đo giống cành cây khô.

18: Thí dụ nào sau đây là thích nghi kiểu gene?

A. lá cây rau mác thay đổi theo môi trường.

B. con tắc kè thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

C. một số cây rụng lá vào mùa hè.

D. bướm Kalima khi đậu cánh xếp lại giống như lá cây.

19: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A. kiểu gene.               B. kiểu hình.                 C. nhiễm sắc thể.                    D. allele.

20: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp

A. các allele mới, làm thay đổi tần số allele của quần thể một cách chậm chạp.

B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

D. các allele mới, làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.

21: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

A. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

22: Không giao phối được do sự chênh lệch về mùa sinh sản như thời kỳ ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái.    B. Cách li cơ học.     C. Cách li thời gian.    D. Cách li tập tính.

23: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách li nào?

A. Cách li sinh thái.     B. Cách li cơ học.            C. Cách li thời gian.     D. Cách li tập tính.

24: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng:

A. Cách li sinh sản.    B. Cách li sinh thái.    C. Cách li tập tính.      D. Cách li cơ học.

25: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là

A. nòi địa lý                    B. nòi sinh thái              C. nòi sinh học.              D. quần thể.

26: Giữa các cá thể khác nòi

A. không giao phối được.

B. giao phối được, con sinh ra hữu thụ.

C. giao phối được nhưng hợp tử không phát triển.

D. giao phối được, con sinh ra bất thụ.

27: Phương thức hình thành loài nào diễn ra nhanh?

A. Con đường địa lí.                           B. Con đường cách li tập tính.

C. Con đường sinh thái.                      D. Con đường lai xa và đa bội hoá

28: Phương thức hình thành loài nào diễn ra chậm?

A. Con đường địa lí và sinh thái.

B. Con đường cách li tập tính, lai xa và đa bội.

C. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.

D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.

29: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở:

A. thực vật.        B. động vật kí sinh.     C. động vật        D thực vật và động vật.

30: Thể song nhị bội là cơ thể có

A. tế bào mang bộ NST lưỡng bội (2n).

B. tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội (2n) của hai loài.

C. tế bào mang bộ NST tứ bội (4n).

D. tế bào mang bộ NST đơn bội (n) của hai loài.

1 2 3 4 5
B A A B A
6 7 8 9 10
B C B B A
11 12 13 14 15
A B D A D
16 17 18 19 20
C B B B B
21 22 23 24 25
D D B A D
26 27 28 29 30
D D A A B

Advertisements (Quảng cáo)