Ma trận đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn có đáp án chi tiết: Hệ thống lại những kiến thức về các phần đã học từ đầu năm đến nay, nhất là kiến thức về văn xuôi thời kì 1930- 1945.
A. Đề thi
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn lớp 11 – Thời gian: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Mục tiêu đề thi kiểm tra học kì 1 lớp 10 văn
– Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức về các phần đã học từ đầu năm đến nay, nhất là kiến thức về văn xuôi thời kì 1930- 1945.
– Kĩ năng: Vận dụng các kỹ năng: nhận biết; thông hiểu, vận dụng (phân tích đề, lập dàn ý, viết bài) để làm được một bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.
– Thái độ: bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc qua di sản văn học của cha ông để lại. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
Advertisements (Quảng cáo)
II. Hình thức đề thi môn văn lớp 11 kì 1
– Hình thức: Tự luận
– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận 90 phút
* Thiết lập ma trận:
– Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng theo chương trình môn Ngữ văn lớp 11 trong
học kì I theo tiến độ thực hiện chương trình.
– Chọn nội dung cần đánh giá, thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
III. Thiết lập khung ma trận đề thi môn văn
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1: Đọc hiểu văn bản. | Nhận biêt được nội dung của văn bản. | Hiểu được ý nghĩa nội dung. | Từ nội dung văn bản trình bày suy nghĩ về tình thương của con người. | Vận dụng viêt đoạn văn. | |
Điểm 1 – Tỉ lệ: 10% | Điểm 2 Tỉ lệ 20% | Điểm 1 Tỉ lệ 10% | Điểm 1 Tỉ lệ 10% | – Tổng 5 điểm | |
– Tỉ lệ 50% | |||||
Làm văn:Viết bài văn nghị luận. | Nhận biêt về kiểu bài. | – Hiểu được bài vấn đề cần nghị luận. | – Biết viết bài văn nghị luận . | – Có so sánh liên hệ với các tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề. | |
Điểm: Tỉ lệ: | Điểm 1 – Tỉ lệ: 10% | – Điểm 1 | – Điểm 2 | – Điểm 1 | – Tổng 5 điểm |
– Tỉ lệ: 10% | – Tỉ lệ 20% | – Tỉ lệ 10% | – Tỉ lệ 50% | ||
Tổng số câu: | Tổng số câu 2 | ||||
Tổng số điểm | Điểm 2 | Điểm 3 | Điểm 3 | Điểm 2 | Tổng số điểm: 10đ |
Tỉ lệ | – Tỉ lệ: 20% | – Tỉ lệ: 30% | – Tỉ lệ: 30% | – Tỉ lệ: 20% | Tỉ lệ: 100% |
IV. Biên soạn đề thi học kì 1 môn Văn
1 (5,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho hắn cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cần lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi, cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon.
Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
hỏi:
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2. Truyện ngắn này được sáng tác năm nào? Viết về đề tài gì? Em hãy lấy thêm ít nhất một tác phẩm khác cũng viết về đề tài này?
3. Anh (chị ) hãy cho biết truyện ngắn này có những nhan đề nào? Ý nghĩa của những nhan đề đó?
4. Nêu ý nghĩa của bát cháo hành đối với nhân vật “ hắn” trong đoạn trích?
5. Từ tình yêu của hai nhân vật chính trong truyện, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về tình thương của con người?
2 (5,0 điểm):
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
B.Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn văn lớp 11
I. Hướng dẫn chung:
– Giáo viên phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt đáp án, nên
sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Lưu ý: sau khi cộng điểm toàn bài, lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0.
II. Đáp án đề thi văn và thang điểm
Câu 1 | Ý | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Đọc đoạn văn. | 5,00đ | ||
1 | Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao | 0,50đ | |
2 | – Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941. – Đề tài: Người nông dân nghèo trước Cách mạng. – Tác phẩm cùng đề tài: Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố… |
0,75đ | |
3 | – Ban đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ-> Cái lò gạch cũ trở thành biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo. – Năm 1941: nhà xuất bản Đời mới đổi lại thành Đôi lứa xứng đôi-> nhấn mạnh mối tình thị Nở – Chí Phèo, chạy theo thị hiếu công chúng lúc bầy giờ. – Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống càykhái quát được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. |
0, 75đ | |
4 | Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành: | 1,00 | |
– Là liều thuốc giải độc giúp Chí thoát khỏi trận ốm, khơi dậy bản chất người trong Chí. – Hiện thân của tình yêu thương, tình người chân thành, giản dị. Hương vị của bát cháo hành là hương vị của tình yêu, tình đời, tình người. |
|||
5 | Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ về tình thương. | 2,00đ | |
– Đoạn văn: có câu chủ đề, các câu triển khai tập trung làm rõ câu chủ đề, các câu có sự liên kết với nhau… – Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách cần đảm bảo những nội dung sau: + Giải thích khái niệm: Tình thương là gì? + Biểu hiện của tình thương + Vai trò của tình thương đối với đời sống con người + Phê phán những con người vô cảm, không có tình thương. |
|||
2 | Phân tích nhân vât Huân Cao. | 5,00đ | |
a. Yêu câu vê kĩ năng: – Biêt cách làm bài văn nghị luận về phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Kêt cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng, có tính biểu cảm – Hạn chê tối đa các lỗi chính tả, dùng từ, câu văn. Chữ viêt rõ ràng, trình bày sạch sẽ | |||
b. Yêu câu vê kiên thức: trên cơ sở hiểu biêt truyện ngăn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau: | |||
A | Giới thiệu được vân đê nghị luân: | 0,50đ | |
MB:: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật Huấn Cao. | |||
B | Giải quyêt vân đê nghị luân: | 4,00đ | |
– Tài hoa nghệ sĩ: | 1,50đ | ||
+ Tài viêt chữ nhanh, đẹp. | |||
+ Với viên quản ngục: không kịp xin chữ của ông, y ân hận suốt đời. | |||
+ Có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà như có vật báu trên đời. | |||
+ Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm, con chữ nói lên cả hoài bão tung hoành của một đời người. | |||
– Khí phách hiên ngang, bất khuất: + Dám đứng lên chống lại triều đình. + Dỗ gông, coi thường bọn lính khi chúng thị uy. + Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viêt câu đối bao giờ. + Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục. + Khi đối mặt với viên quản ngục, tỏ ra ngạo nghễ, coi thường, khinh bạc… + Khi cho chữ ung dung, đường hoàng. |
1,25đ | ||
– Thiên lương trong sáng: + Trọng nghĩa khinh tiền. + Cả đời mới viêt hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng cho ba người bạn thân. + Áy náy khi thiêu chút nữa phụ mất tấm lòng của viên quản ngục. + Hiểu viên quản ngục đã đồng ý cho chữ, coi y như bạn tri âm tri kỉ. + Dành cho quản ngục lời khuyên tự đáy lòng. |
1,25đ | ||
C | Đánh giá chung: – Khẳng định lại vấn đề nghị luận (vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao). |
0,50đ | |
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tôi đa khi học sinh đạt được cả yêu câu kĩ năng và kiến thức. Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận |
Nguồn đề thi trường THPT Đường An