Gửi thầy cô và các em 02 Đề thi và đáp án kiểm tra Sinh lớp 11 Cơ bản và nâng cao (Trắc nghiệm và tự luận) của Sở GD&ĐT Cần Thơ năm học 2015 – 2016.
A. Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 11 cơ bản (60 phút)
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
a/ Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.
b/ Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
c/ Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
d/ Trong ống tiêu hoá của người có diều.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng?
(1) Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không có tiêu hóa ngoại bào
(2) Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được cả con mồi
(3) Ruột khoang có lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu hóa.
Số đặc điểm không đúng là
a/ 2. b/ 3. c/4 . d/ 1.
Câu 3: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
a/ Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b/ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
c/ Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
d/ Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu của người?
(1)Amilaza (2)Tinh bột (3)Vitamin (4)Lipaza (5)Glucôzơ (6)proteaza (7)Lipit (8)Prôtêin
Phương án đúng là
a/ (1), (4), (6) b/ (2), (3), (5). c/ (7), (8). d/ (4), (5).
Câu 5: Vì sao lưỡng cư sống được dưới nước và trên cạn?
a/ Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
b/ Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
c/ Vì da luôn cần ẩm ướt.
d/ Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
Câu 6: Trong các loài động vật dưới đây, loài nào có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
(1)Trùng roi (2)Cua (3)Châu chấu (5)Cào cào (6)Giun đất
Số phương án đúng là
a/ 2. b/ 1. c/ 3. d/ 5.
Câu 7: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
a/ Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.
b/ Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.
c/ Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.
d/ Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.
Câu 8: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
a/ Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
b/ Qua thành mao mạch.
c/ Qua thành động mạch và mao mạch.
d/ Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
a/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
c/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
d/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 10: Hệ tuần hoàn kín có ở nhóm động vật nào?
(1)Mực ống (2)Bạch tuộc (3)Tôm (4)Chuột nhắt (5) Cua
Phương án đúng là
a/ (1), (3), (4). b/ (1),(2),(4).
c/ (3), (4), (5) d/ (2), (3),(5).
Câu 11: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
a/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
b/ Trung ương thần kinh.
c/ Tuyến nội tiết.
d/ Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 12: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
a/ Hệ thống đệm trong máu. b/ Phổi thải CO2.
c/ Thận thải H+ và HCO … d/ Phổi hấp thu O2.
Câu 13: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
a/ Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
b/ Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
c/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
d/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 14: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
a/ Chiếu sáng từ hai hướng.
b/ Chiếu sáng từ ba hướng.
c/ Chiếu sáng từ một hướng.
d/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 15: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 16: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
Advertisements (Quảng cáo)
a/ Hướng đất, hướng sáng.
b/ Hướng nước, hướng hoá.
c/ Hướng sáng, hướng hoá.
d/ Hướng sáng, hướng nước.
Câu 17: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
a/ Hướng sáng. b/ Hướng đất.
c/ Hướng nước. d/ Hướng tiếp xúc.
Câu 18: Hướng động là:
a/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
c/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
d/ Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 19: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
a/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
b/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
c/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
d/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 20: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
a/ 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
b/ 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
c/ 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
d/ 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (3 câu)
Câu 1. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ? Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết, tại sao?
Câu 2. (2,5 điểm) Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây?
Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa huyết áp trong trường hợp huyết áp cơ thể bị giảm?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh Cơ bản
Phần trắc nghiệm:
1d | 2d | 3b | 4a | 5b | 6a | 7b | 8b | 9d | 10b |
11d | 12d | 13a | 14d | 15b | 16c | 17d | 18b | 19c | 20b |
Phần tự luận:
Câu | Hướng dẫn và giải | Điểm |
1
(1,5 điểm) |
Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ? Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết, tại sao?
* Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:(Mỗi ý 0,25) – Bề mặt TĐK rộng – Bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán qua – Bề mặt TĐK có nhiều mao mạch và máu có nhiều sắc tố – Có sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 giữa trong và ngoài bề mặt TĐK * Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chếtvì: khí O2 và CO2không khuếch tán qua da được vì da bị khô.(0,5 điểm) |
|
2 (2,5 điểm) |
– Hướng sáng (quang hướng động) : Thân cây có tính hướng sáng dương à hướng về nguồn sáng để quang hợp.
– Hướng trọng lực : Rễ cây có tính hướng trọng lực dương à Rễ mọc hướng vào đất để giúp cây đứng vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất. – Hướng hóa : Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) àđể dinh dưỡng và tránh xa các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm). – Hướng nước : Rễ cây hướng về phía nguồn nướcà để hút nước. – Hướng tiếp xúc : Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm àcó thể đứng vững vươn lên nhận ánh sáng. |
Mỗi ý 0,5
|
3
(1,0 điểm) |
Khi huyết áp trong cơ thể giảm, cơ thể điều hòa theo sơ đồ sau:
Tim đập nhanh, mạch co lại. |
B.Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 11 Nâng cao
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC 11 (NÂNG CAO)
THỜI GIAN: 60 PHÚT
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
1: Ở Cừu, dê quá trình tiêu quá cỏ diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Cỏ từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → miệng →dạ lá sách → dạ múi khế.
B.Cỏ từ miệng → dạ cỏ → dạ lá sách → thực quản → miệng →dạ tổ ong → dạ múi khế.
C.Cỏ từ miệng → dạ múi khế → dạ tổ ong → thực quản → miệng →dạ lá sách → dạ cỏ.
D.Cỏ từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → miệng →dạ múi khế → dạ lá sách.
2 : Trong các cơ quan tiêu hóa dưới đây, hình thức tiêu hóa hóa học có ở các cơ quan nào ?
(1)Ruột già (2)Miệng (3)Dạ dày (4)Ruột non (5)Thực quản (6)Hậu Môn (7)Ruột thừa
Số phương án đúng là
A.2 B.3 C.4 D.5
3 : Trong các động vật sau, động vật nào có một giai đoạn máu chảy ngoài mạch, không có hệ thống mao mạch?
(1)Ruột khoang (2) Thân mềm (3) Giun dẹp (4) Giun tròn (5) Cá (6) Da gai (7) Chân khớp
Phương án đúng là
A.(3), (6) B.(2), (7) C.(1), (4) D.(5), (6)
4: Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” nghĩa là:
A.Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim sẽ co bóp yếu, khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim sẽ co bóp vừa phải.
B.Khi kích thích tim với cường độ đủ ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co bóp.
C.Khi kích thích tim với cường độ đủ ngưỡng, cơ tim co bóp vừa phải, nhưng khi được kích thích với cường độ vượt ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
D.Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa
Advertisements (Quảng cáo)
5:Khi học xong bài gieo hạt trong bầu, Hoàng Oanh được phân công làm thí nghiệm gieo hạt trong bầu với cây đậu xanh, gieo hạt vào bầu xong, em quên mang ra sân cho cây hấp thu ánh sáng mà để quên bên cạnh cửa sổ, 5 ngày sau khi đến kì hạn nộp thí nghiệm, em phát hiện các cây đậu có hiện tượng mọc cong về hướng cửa sổ. Nguyên nhân nào sau đây chi phối hiện tượng trên của cây?
A. Sự phân bố không đều của hoocmon Giberelin.
B.Sự phân bố không đều của hoocmon Insulin
C.Sự phân bố không đều của hoocmon Êtylen
D.Sự phân bố không đều của hoocmon Auxin
6: Cây trồng dày thường có chiều cao lớn hơn các cây cùng loại trồng thưa. Thực tế này liên quan đến hình thức cảm ứng nào sau đây?
A.Vận động theo ánh sáng
B.Vận động theo nguồn dinh dưỡng
C.Cảm ứng ánh sáng
D.Cảm ứng nhiệt độ
7: Đặc điểm chung của vận động ở cây ăn sâu bọ và vận động cụp lá của cây trinh nữ là vận động
A. theo đồng hồ sinh học
B.do tác động của hoocmôn thực vật
C.do sự thay đổi sức trương nước của tế bào
D.theo nguồn dinh dưỡng
8: Vì sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
(1) Vì nó duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
(2) Sự ổn về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) mới đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
(3) Rất nhiều bệnh của cơ thể là hậu quả của mất cân bằng nội môi
(4) Hoạt động của tế bào, cơ thể sẽ rối loạn có thể gây tử vong cho cá thể khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong không được duy trì ổn định
Số phương án đúng là
A.1 B.2 C.3 D.4
9: Vì sao sau khi ăn, ta cần nghỉ ngơi một lúc, không nên hoạt động tích cực ngay?
(1) Sau khi ăn, cơ quan tiêu hóa hoạt động nhiều, nên cần nhiều năng lượng cho hoạt động tiêu hóa.
(2) Nếu hoạt động tích cực ngay thì năng lượng sẽ dồn đến các cơ quan cơ, xương, không đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ quan tiêu hóa.
(3) Nếu hoạt động ngay, thức ăn sẽ tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả tiêu hóa sẽ không cao.
(4) Sẽ gây đau ở các bộ phân tiêu hóa, gây hiệu suất tiêu hóa thấp.
Đáp án đúng là
A.(1), (2) B.(1), (4) C.(2), (3) D.(3), (4)
10: Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.
B.Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào.
C.Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
D.Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng.
11: Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao, mặc dù phổi chim không co dãn dễ dàng như phổi thú vì
(1) ở chim có thêm 9 túi khí liên hệ với phổi làm tăng thêm bề mặt trao đổi khí
(2) có dòng khí liên tục qua phổi theo một chiều nhất định cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra
(3) không có khí đọng tại các ống khí trong phổi
(4) cơ thể chim nhỏ, nhẹ, vận động cánh liên tục và sống trên cao.
Phương án đúng là
A.(1), (2), (4) B.(1), (3), (4) C.(2), (3), (4) D .(1) (2), (3)
12: Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao, mặc dù hàm lượng O2 hòa tan trong nước thấp, vì
(1) có một dòng nước hòa tan O2 liên tục qua mang
(2) các lá mang có nhiều phiến mang, chứa nhiều mao quản làm tăng bề mặt trao đổi khí
(3) máu trong các mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang
(4) miệng cá luôn luôn mở, kể cả khi ngũ, nên nước qua mang nhiều
Số phương án đúng là
A.3 B.2 C.4 D.1
13: Cho biết trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim:
1. Bó His 2. Mạng Puôckin 3. Nút nhĩ thất 4. Nút xoang nhĩ
B.1-> 2-> 3-> 4
B.2-> 3 ->4 ->1
C.3 ->1 ->2 ->4
D.4 ->3 ->1->2
14: Tác dụng của các kích tố insulin và glucagôn trong cơ chế điều hòa đường huyết là:
1. Insulin có tác dụng đưa lượng glucôzơ từ máu vào tế bào và làm hạ đường huyết sau bữa ăn đến mức 1,2 gam/lít
2. Glucagôn có tác dụng đồng hóa, làm hạ đường huyết đến mức 1,2 gam/lit
3. Glucagôn có tác dụng chuyển hóa chất dự trữ thành đường, làm tăng lượng đường đến mức 1,2 gam/lít
4. Khi đường huyết hạ, insulin tháo gỡ chất dự trữ, biến thành đường glucôzơ, làm lượng đường tăng đến 1,2 g/lít Số phương án đúng là
A.1 B.2 C.3 D.4
15: Cho các hiện tượng:
1. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
4. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
5. Vận động quấn vòng của tua cuốn
Hiện tượng nào không thuộc tính hướng động?
A.1,2,3 B. 3,4
C.3,5
D.1,2,4
16: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?
A. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
B.Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất.
C.Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm.
D.Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
17: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích:
A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm.
B.Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim
C.Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.
D.Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt
18: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là:
1. Cá xương 2. Chim én 3. Éch, nhái 4. Thằn lằn. 5. Khỉ 6. Cá voi 7. Rùa 8. Rắn 9. Cá sấu
Số phương án đúng là
A.4 B.5 C.6 D.7
19: Người bị bệnh huyết áp cao, do thành mạch bị xơ vữa là vì
A. lòng mạch hẹp, kém đàn hồi, gây áp lực lên mạch lớn nên có huyết áp cao.
B.lòng mạch hẹp, độ đàn hồi tăng lên, áp lực lên thành mạch lớn nên huyết áp cao.
C.thành mạch cứng và chắc, đàn hồi tốt nên áp lực áp tăng kéo theo huyết áp tăng
D.thành mạch dày, tốc độ máu chảy nhanh, áp lực máu giảm, huyết áp tăng
20: Ứng động nở hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động:
A. Ứng động sinh trưởng – quang ứng động
B.Ứng động không sinh trưởng – nhiệt ứng động
C.Ứng động không sinh trưởng – quang ứng động
D.Ứng động sinh trưởng – nhiệt ứng động
II: PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
1: (1,5 điểm)
a. Tại sao bắt giun đất để lên mặt đất nơi khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết?
b. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
2: (1,5 điểm)
a. Hãy giải thích nguyên nhân khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch?
b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành?
c. Vào mùa nghỉ hè Tâm và Tú xin bố mẹ về ngoại chơi. Quê ngoại là miền sông nước, trong lúc chèo thuyền trên sông Tâm đùa giỡn vô tình làm Tú rơi xuống nước. Khi Tú được Bác Hai cứu lên bờ thì bác ấy nhồi ép lồng ngực và thổi khí qua miệng của Tú? Hãy giải thích tại sao bác Hai lại làm động tác ấy?
3: Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ Glucôzơ máu? (1,0 điểm)
4: Điền tên các bộ phận dưới đây vào các ô hình chữ nhật thích hợp trên sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp. :
+ Thụ thể áp lực ở mạch máu
+ Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não
+ Tim và mạch máu
Lúc huyết áp tăng, cơ chế điều hoà huyết áp xảy ra như thế nào ? (1,0 điểm)
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh nâng cao
I/ Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | B | D | D | A | C | D | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | D | A | C | C | D | B | A | A |
II/ Phần tự luận:
1: (1,5 điểm)
- Ở nơi khô ráo làm cho da của giun đất bị khô dẫn đến o2và co2 không khuếch tán được quada và giun nhanh bị chết. (0.5đ)
- Ếch, nhái ngụp được lâu dưới nước là do chúng ngoài hô hấp bằng phổi còn có khả năng hô hấp bằng da (0.5đ)
– Sơn da ếch => ếch sẽ chết. Chứng tỏ hô hấp bằng da của ếch rất quan trọng(0.5đ)
2: (1,5 điểm)
- Tiêm vào tĩnh mạch vì: (0.5đ)
– Động mạch có áp lực máu mạnh nên khi rút kim tiêm ra dễ gây chảy nhiều máu
– Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy- Tĩnh mạch nằm nông (gần da) nên dễ tìm, tĩnh mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm
- (0.5đ)
– Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao
– Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh -> Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh
– Ép lồng ngực để đưa không khí từ trong phổi ra ngoài
– Thổi khí vào phổi qua miệng làm giãn phế nang, đưa không khí vào kích thích hành tủy gây phản xạ hô hấp trở lại
3: (1,0 điểm)
– Sau khi ăn: Glucôzơ tăng ® tuyến tụy tiết insulin biến glucôzơ® glicôgen( dự trong gan).
– Ở xa bữa ăn: Glucôzơ giảm ® tuyến tụy tiết glucagôn biến glicôgen ® glucôzơ ® glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Câu 4:
+ Ô 1 : Thụ thể áp lực ở mạch máu
Ô 2 : Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não
Ô 3 : Tim và mạch máu
3 ý được 0.25đ
+ Huyết áp tăng cao thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận. (0.25đ)
+ Huyết áp tăng được báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não phân tích(0.25đ)
+ Làm giảm nhịp tim, mạch máu dãn → huyết áp giảm và trở lại bình thường. (0.25đ)