[Có đáp án] Đề thi kiểm tra kì 1 lớp 10 môn Sinh (Cơ bản và nâng cao) năm 2015 của Trường THPT Phan Văn Trị – Cần Thơ. Đề gồm 2 đề riêng biệt theo chương trình học, đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận.
Trường THPT Phan Văn Trị Tổ Sinh – KTNN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 |
Phần I: Trắc nghiệm (16 câu)
Chọn đáp án đúng cho các câu sau:
1 . ….(x)… của tế bào nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp …(y)…và chỉ chứa một phân tử …(z)… (x), (y), (z) lần lượt là:
A. Tế bào chất, màng, ADN dạng vòng.
B.Màng sinh chất, photpholipit, prôtêin.
C.Vùng nhân, màng, ADN dạng vòng.
D.Vùng nhân, màng, ADN dạng thẳng.
2: Cấu trúc nào không tìm thấy ở tế bào nhân sơ?
(1) Roi (2) Ti thể (3) Riboxom (4) Vùng nhân
(5) Lục lạp (6) Màng sinh chất (7) Lưới nội chất
A. (1), (3), (7)
B.(2), (5), (7)
C.(3), (4), (6)
D.(1), (5), (7)
3: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài X, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài Y cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào?
A. Loài X
B.Loài Y
C.Ếch lai giữa 2 loài X và Y
D.Tùy vào điều kiện môi trường.
4: Phân biệt 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương có tầm quan trọng như thế nào?
A. Rất có ý nghĩa trong việc phân loại và nhận biết từng loại vi khuẩn.
B.Sử dụng chất hóa học để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
C.Sử dụng kháng sinh đặc hiệu để chống từng nhóm vi khuẩn gây bệnh.
D.Phòng chống sự xâm nhập của tế bào vi khuẩn vào cơ thể người.
Câu 5: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào:
(1) Hồng cầu (2) Bạch cầu (3) Biểu bì (4) Cơ (5) Tế bào thần kinh (6) Tế bào gan
A. (4), (6)
B.(2), (5)
C.(1), (3)
D.(2) , (3)
6: Protein di chuyển ra khỏi tế bào qua các bào quan theo hướng:
A. màng nhân → lưới nội chất trơn → bộ máy Gôngi.
B.màng nhân → lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất.
C.lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → lizôxôm → màng sinh chất.
D.lưới nội chất hạt → lưới nội chất trơ → bộ máy Gôngi → màng sinh chất.
7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về nhân tế bào?
(I) Chỉ có ở tế bào nhân thực. (II) Chứa vật chất di truyền (ADN)
(III) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (IV) Không có màng bao bọc.
(V) Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng
Số phương án không đúng là
A. 4
B.2
C.3
D.5
8: Lizôxôm có những đặc điểm nào dưới đây?
I. Tổng hợp các chất bài tiết cho tế bào.
II. Có chứa các enzim thủy phân.
III. Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương
IV. Có 1 lớp màng bao bọc.
A. I, II, III
B.II, III, IV
C.I, III, IV
D.I, II, IV.
9: Vách tế bào thực vật được cấu tạo từ chất nào sau đây?
A. Xenlulôzơ
B.Kitin
C.Peptiđôglican
D.Glicoprotein
10: Những chất nào sau đây là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng sinh chất?
(1). Photpholipit; (2). glicôprôtêin. (3). colestêron (4). prôtêin
A.(1), (2)
B.(3), (4)
C.(1), (4)
D.(2), (3)
11: Tại sao nói màng sinh chất có tính bán thấm?
A. Vì chúng chỉ cho một số chất nhất định đi qua.
B.Màng sinh chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
C.Màng sinh chất có các dấu chuẩn glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào.
D.Vì chúng chỉ cho những phân tử phân cực đi qua.
12: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?
1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.
2. Tái hấp thu glucôzơ từ nước tiểu vào máu ngược chiều nồng độ.
3. Các chất có kích thước lớn vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
4. Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.
A. 1, 3, 4
B.2, 3, 4.
C.1, 2, 4
D.1, 2, 3.
13 : Cho sơ đồ tóm tắt cơ chế hoạt động của enzim saccaraza như sau:
(1), (2), (3) trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. glucôzơ, galactôzơ, saccaraza B.glucôzơ, tinh bột, amilaza.
C.fructôzơ, glucôzơ, amilaza. D.glucôzơ, fructôzơ, saccaraza.
14: Quan sát hình bên, hãy cho biết đây là quá trình gì ?
A. tổng hợp các chất và giải phóng năng lượng.
B.tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
C.phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
Advertisements (Quảng cáo)
D.phân giải các chất và tích lũy năng lượng.
15: Bào quan nào đảm nhiệm chức năng sản xuất năng lượng ATP?
A.BMạng lưới nội chất
B.Ribôxôm
C.Lục lạp
D.Ti thể
16: Thành phần cơ bản cấu tạo nên enzim là
A. cacbohidrat
B.axit nuclêic.
C.prôtêin
D.lipit.
Phần II : Tự luận (4 câu)
Trả lời các câu hỏi sau :
1. ( 1.5đ) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động (nguyên nhân, hướng vận chuyển, nhu cầu năng lượng và kết quả)? Tế bào sẽ lấy canxi bằng cách nào nếu nồng độ canxi trong tế bào là 0.3% và nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0.1%? Giải thích?
2. (1.5 đ) Vẽ hình và mô tả cấu trúc phân tử ATP? Giải thích tại sao gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
Câu 3. (1.5 đ) Quan sát hình bên, em hãy mô tả cơ chế tác động của enzim? Hiện nay, trên ruộng lúa xuất hiện hiện tượng nhiều loài côn trùng có thể kháng được thuốc trừ sâu, với kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên?
4. (1.5đ) Một gen có 100 chu kì xoắn. Gen này có số nuclêôtit loại A là 400 nu. Hỏi:
a. Số nucleotit từng loại của gen trên là bao nhiêu?
b. Khối lượng của gen này là bao nhiêu?
———————– Hết —————————–
Đáp án đề thi, kiểm tra môn Sinh lớp 10 chương trình cơ bản
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | B | B | C | B | D | B | B |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
A | C | A | B | D | B | D | B |
II. Phần tự luận
1.
Tiêu chí | Vận chuyển thụ động | Vận chuyển chủ động |
Nguyên nhân (0.25) | Do chênh lệch nồng độ | Do nhu cầu của tế bào |
Hướng vận chuyển
(0.25) |
Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp / (hoặc cùng chiều nồng độ.) | Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. / (hoặc cùng chiều nồng độ). |
Nhu cầu năng lượng
(0.25) |
Không cần năng lượng | Cần năng lượng |
Kết quả(0.25) | Đạt cân bằng nồng độ | Không đạt cân bằng nồng độ |
– Tế bào lấy canxi theo hình thức vận chuyển chủ động. (0.25)
Vì nồng độ chất tan bên ngoài tế bào thấp hơn so với nồng độ chất tan bên trong tế bào.(0.25)
2. Hình vẽ đúng được 0.5. Mô tả đúng cấu trúc gồm 3 thành phần: 0.5. Thiếu hoặc sai một phần trừ 0.25.
Giải thích: (0.5) vì ATP là hợp chất cao năng, dễ sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
3. – Cơ chế tác động của enzim (1 điểm)
+ Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzim cơ chất.
+ Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm. Giải phóng enzim nguyên vẹn.
– Giải thích: (0.5) Vì các loài côn trùng đó bị đột biến gen, chúng có khả năng tổng hợp ra các enzim phân giải thuốc trừ sâu, làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc.
4. C= 100 chu kì. A = 400nu.
a) N =
C.20 = 100. 20 = 2000 nu.
A = T = 400 nu (0.5)
Ta có A + G = N/2 => G = N/2 – A = 1000 – 400 = 600 nu.
G = X = 600 nu (0.5)
b) M = N. 300 = 2000. 300 = 600.000 đvC (0.5)
Tường THPT Phan Văn Trị Tổ Sinh – KTNN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 |
Phần trắc nghiệm: 16 câu (4 điểm)
1: Dựa vào cấu trúc thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 loại là
A. vi khuẩn Gram dương có màu đỏ thành mỏng, Gram âm màu tím thành dày.
B.vi khuẩn Gram dương có màu tím thành dày, Gram âm màu đỏ thành mỏng.
C.vi khuẩn Gram dương có màu đỏ thành dày, Gram âm màu tím thành mỏng.
D.vi khuẩn Gram dương có màu tím thành mỏng, Gram âm màu đỏ thành dày
2: Để phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, người ta thường dựa vào đặc điểmnào sau đây?
(1) Có hay không có màng nhân. (2) Có hay không có ADN và ribôxôm.
Advertisements (Quảng cáo)
(3) Có hay không có hệ thống nội màng. (4) Có hay không có các bào quan có màng bao bọc.
(5) Có hay không có màng sinh chất (6) Có hay không có thành tế bào
Phương án đúng là
A.(1), (3), (4) B.(2), (4), (6) C.(1), (3), (5) D.(1), (4), (5)
3: Trên màng sinh chất của tế bào da ếchcó chứa những phân tử nào sau đây?
(1) cacbôhiđrat (2) côlestêrôn (3) glyxeron (4) axit amin
(5) prôtêin (6) phôtpholipit (7) ADN (8) glucozo
Số phương án đúng là
A.4 B.6 C.3 D.5
4: Điểm khác biệt giữa thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn là
A. thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn thành tế bào vi khuẩn là kitin.
B.thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.
C.thành tế bào thực vật là peptiđôglican, còn thành tế bào vi khuẩn là xenlulôzơ.
D.thành tế bào thực vật là kitin, còn thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.
5: Trong hiện tượng thẩm thấu, nước luôn chuyển động về phía dung dịch nào?(dung dịch có nồng độ chất hòa tan như thế nào?)
A.Đẳng trương/cao hơn. B.Ưu trương/cao hơn.
C.Ưu trương/thấp hơn. D.Nhược trương/cao hơn.
6: Tế bào phải tiêu thụ năng lượng trong trường hợp nào sau đây khi vận chuyển chất từ trong tế bào ra dịch ngoại bào?
(1) Lớp kép photpholipit có tính thấm đối với chất hòa tan đó.
(2) Nồng độ của chất hòa tan bên trong tế bào cao hơn bên ngoài.
(3) Nồng độ của chất hòa tan bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài.
(4) Prôtêin vận chuyển tham gia vào vận chuyển các phân tử.
(5) Chất vận chuyển có kích thước quá lớn.
Phương án đúng là
A.(3), (5) B.(1), (4)
C.(2), (4) D.(1), (3)
7: Cho tế bào thực vật vào trong giọt nước cất trên phiến kính. Một lúc sau sẽ có hiện tượng
(1).nước cất thẩm thấu vào làm tế bào trương lên và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ.
(2).nước cất thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên và sẽ không bị vỡ.
(3).nước cất không thẩm thấu vào tế bào, tế bào không trương lên, không bị vỡ.
(4).các chất có kích thước nhỏ từ trong tế bào khuếch tán ra ngoài môi trường nước cất qua lỗ màng làm cho tế bào nhỏ lại.
(5) tế bào bị mất nước, co lại, gọi là hiện tượng co nguyên sinh.
Số phương án đúng là
A.1 B.3 C.4 D.2
8. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:
A. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài của cơ thể.
B.Các liên kết phôtphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng không dễ phá vỡ.
C.Nó có các liên kết phôtphat cao năng.
D.Nó vô cùng bền vững.
9. Khi một phân tử glucôzơ bị phân giải, trong chu trình Crep, sản phẩm năng lượng được tạo ra là bao
nhiêu?
A. 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH2.
B.38 ATP.
C.4 ATP, 8 NADH.
D.2 ATP, 6 NADH.
10. Hô hấp tế bào có vai trò
(1) phân giải các phân tử độc tố. (2) sản sinh ATP cho các hoạt động của tế bào.
(3) sản sinh chất dinh dưỡng. (4) tạo cấu trúc tế bào từ các nguyên liệu hóa học.
(5) chuyển đổi năng lượng trong tế bào
Phương án đúng là
A.(2), (5) B.(1), (4) C.(3), (5) D.(1), (3)
11. Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử axit nucleic có liên kết bổ sung là
(1).G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
(2). A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô
(3).G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
(4). A liên kết với G bằng 2 liên kết hidrô.
(5) X liên kết với G bằng 3 liên kết hidro
(6) T liên kết với A bằng 2 liên kết hidro
Số phương án đúng là
A.3 B.2 C.4 D.5
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 12, 13
Một gen có chiều dài 4080 A0, trong các gen con tạo ra thấy chứa tất cả 9600 nucleotit.
12. Xác định số lần tự nhân đôi của gen?
A.2 B.4 C.3 D.1
13. Nếu trong quá trình nhân đôi đó, môi trường đã cung cấp 2040 nucleotit loại G thì số lượng nucleotit từng loại của gen là bao nhiêu?
A.A=T=520, G=X=680 B.A=T=680, G=X=520 C.A=T=480, G=X=720 D.A=T=720, G=X=480
14.Kiểu năng lượng nào sau đây thuộc dạng động năng?
A. Một trạm không gian quay quanh Trái Đất.
B.Một tảng đá trên triền núi.
C.Các liên kết phôtphat cao năng trong phân tử ATP.
D.Một cung thủ cầm cung.
15. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động phân giải tinh bột của enzim amilaza trong khoang miệng người là:
A. 150C – 200C
B.200C – 250C
C.250C – 350C
D.350C – 400C
16: Một phân tử ADN có chiều dài là 5100A0. Phân tử này có số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G là 300. Số nucleôtit mỗi loại của gen là
A. A = T = 900, G = X = 600.
B.A = T = 450,G = X =1050.
B.A = T = 600, G = X = 900.
D.A = T = 1050,G = X=450.
Phần tự luận:4 câu (6 điểm)
1. (1,5 điểm) Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan tổng hợp ATP, đó là những loại bào quan nào? Hãy mô tả một trong hai loại bào quan đó bằng hình vẽ?
2. (1,5 điểm) Enzim có những tính chất nào? Cho ví dụ? Khi tế bào không sản xuất một enzim nào đó hoặc enzim đó bị bất hoạt thì hậu quả đối với sinh vật sẽ là gì?
3: (1,5 điểm)Năng lượng là gì? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
4 .(1,5 điểm) Quan sát hình bên, hãy nêu điểm khác biệt giữa ADN và ARN về mặt cấu trúc?
—————————– Hết ——————————
Đáp án đề kiểm tra kì 1 môn Sinh lớp 10 – Nâng cao
I. Phần trắc nghiệm
1B | 2A | 3A | 4B | 5B | 6A | 7A | 8C |
9A | 10A | 11A | 12A | 13A | 14A | 15D | 16A |
II. Phần tự luận
1. Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan tổng hợp ATP, đó là những loại bào quan nào? Hãy mô tả một trong hai loại bào quan đó bằng hình vẽ? (1,5 điểm)
-Bào quan tổng hợp ATP là ty thể, lục lạp (0,5đ), vẽ đúng (0,5 đ), chú thích rõ (0,5đ)
2. Enzim có những tính chất nào? Cho ví dụ? Khi tế bào không sản xuất một enzim nào đó hoặc enzim đó bị bất hoạt thì hậu quả đối với sinh vật sẽ là gì? (1,5 điểm)
-Tính chất enzim:
+Hoạt tính mạnh:vd trong 1 phút, ở nhiệt độ bình thường, 1 pt enzim catalaza phân hủy được 5 triệu pt peroxi hidro (H202) (0,5 đ)
+Chuyên hóa cao: Ureaza chỉ phân hủy ure trong nước tiểu, mà không tác dụng lên bất cứ chất nào. (0,5đ)
-Khi tb không sx một enzim nào đó hoặc enzim đó bị bất hoạt thì
+cơ chất của enzim đó sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tb
+hoặc cơ thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc
→ Gây nên bệnh rối loạn chuyển hóa (0,5đ)
3: Năng lượng là gì? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? (1,5 điểm)
-Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công (0,25đ)
-Các dạng năng lượng: Hóa năng, cơ năng, điện năng, quang năng, nhiệt năng (0,25đ)
-ATP là đồng tiền năng lượng của tb vì
+ATP có chứa các lk cao năng, mang nhiều năng lượng, năng lượng hoạt hóa thấp nên dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng (0,25đ)
+Hầu như tất cả các phản ứng thu nhiệt trong tb đều cần một năng lượng hoạt hóa ít hơn 7,3 kcal/M, nên ATP có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động của tb như
*Sinh tổng hợp các chất
*Co cơ
*Dẫn truyền xung thần kinh
*Vận chuyển các chất (0,5đ)
Người ta nói ATP là đồng tiền năng lượng của tb với ý nghĩa ATP là dạng năng lượng được tiêu dùng hằng ngày như tiền tệ. (0,25đ)
4 . Quan sát hình bên, hãy nêu điểm khác biệt giữa ADN và ARN về mặt cấu trúc?(1,5 điểm)
ADN | ARN |
2 mạch dài (0,25đ) | 1 mạch ngắn(0,25đ) |
Số đơn phân hàng chục nghìn đến hàng triệu nu (0,25đ) | Số đơn phân hàng chục đến hàng nghìn nu(0,25đ) |
Thành phần đơn phân: (0,25đ)
+Axit photphoric +Đường deoxyribozo +Bazo nito: A, T, G, X |
Thành phần đơn phân:(0,25đ)
+Axit photphoric +Đường ribozo +Bazo nito: A, U, G, X |