1. : Một phần lãnh thổ những quốc gia nào ở Đông Nam Á có mùa đông lạnph?
A. Phía bắc Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
B. Phía bắc Ma-lai-xi-a và phía bắc Thái Lan.
C. Phía bắc Mi-an-ma và phía bắc Việt Nam
D. Phía nam Việt Nam và phía bắc Philippin.
2. : Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là
A. khoa học kĩ thuật tiên tiến.
B. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
C. lao động có trình độ cao.
D. có nguồn vốn đầu tư lớn.
3. Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây đúng nhất về cơ cấu GDP của Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2009?
A. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng GDP và đang tăng dần tỉ trọng.
B. Nông – lâm – ngƣ nghiệp và công nghiệp – xây dựng đóng góp trong GDP của Trung Quốc cao nhất.
C. GDP dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất và đang tăng lên.
D. Ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
4. : Các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh về
A. lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
B. lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
C. lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. thị trường tiêu thụ rộng lớn và lao động có chuyên môn trình độ cao.
5. : Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là
A. trở thành nƣớc có GDP/ngƣời vào loại cao nhất thế giới.
B. thu nhập bình quân theo đầu ngƣời tăng nhanh.
C. không còn tình trạng đói nghèo.
D. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
6. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hƣớng vào
A. kĩ thuật cao.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu trong nƣớc.
C. tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu.
D. tận dụng tối đa sức lao động.
7. : Nhận định nào sau đây không đúng về khí hậu Nhật Bản?
A. Chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc.
B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa.
D. Lượng mưa tương đối cao.
8. : Đảo lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lớn thứ 3 trên thế giới là
A. Gia-va.
B. Lu-xôn.
C. Ca-li-man-tan.
D. Xu-ma-tra.
9. : Nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 – 2000 là
A. tốc độ tăng trƣởng GDP âm.
B. tốc độ tăng dân số giảm và có chỉ số âm.
C. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
D. xung đột và nội chiến kéo dài.
1.0 : Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A. 1985 B. 1997
C. 1999 D. 1995
1.1 : Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với những đại dƣơng nào sau đây?
A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
1.2 : Đại bộ phận dân cƣ LB Nga tập trung ở
A. phần lãnh thổ thuộc châu Âu.
B. vùng Viễn Đông.
C. cao nguyên trung Xibia.
D. phần lãnh thổ thuộc châu Á.
1.3 : Để thu hút đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã
Advertisements (Quảng cáo)
A. tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường
B. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
C. xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
D. tiến hành cải cách ruộng đất.
1.4 : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập vào năm
A. 1995 B. 1968
C. 1977 D. 1967
1.5: Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là
A. khoáng sản kim loại màu, rừng và đồng cỏ.
B. rừng, đồng cỏ và khoáng sản.
C. đất phù sa màu mỡ và các khoáng sản kim loại màu.
D. rừng, đồng cỏ, đất phù sa màu mỡ.
1.6 : Đảo Kiuxiu của Nhật Bản có kiểu khí hậu:
A. cận nhiệt gió mùa.
B. cận nhiệt lục địa.
C. nhiệt đới hải dương.
D. ôn đới gió mùa .
1.7. Cho bảng số liệu sau
GDP CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015 – NXB Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015?
A. GDP của LB Nga tăng liên tục từ 1990 đến 2015.
B. Từ sau năm 2000 GDP của LB Nga tăng nhanh và liên tục.
C. Từ 1990 đến 2000 GDP tăng lên và từ 2000 đến 2015 có xu hƣớng giảm.
D. GDP của LB Nga tăng không liên tục từ 1990 đến 2015.
1.8 : Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. ôn đới.
B. xích đạo.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận nhiệt đới.
1.9: Gia súc đƣợc nuôi nhiều ở miền Tây Trung Quốc là
A. bò. B. cừu.
C. dê. D. ngựa.
2.0 : Quốc gia chƣa gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Campuchia. B. Mianma.
C. Philippin. D. Đông Timo.
2.1 : Đảo chiếm 61% diện tích đất nƣớc Nhật Bản là
A. Hôn-su. B. Kiu-xiu.
C. Hô-cai-đô. D. Xi-cô-cƣ.
Advertisements (Quảng cáo)
2.2 : Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:
A. chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
B. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
C. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
D. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
2.3 : Trong những năm gần đây, một trong những ngành công nghiệp tăng trƣởng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nƣớc Đông Nam Á là
A. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu
B. Công nghiệp dệt may, giày da
C. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
D. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
2.4 : Hạn chế lớn về nguồn lao động của các nƣớc Đông Nam Á là
A. phân bố không đều, kém năng động.
B. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
C. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao
D. lao động không cần cù, siêng năng.
2.5 : Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nƣớc có nền công nghiệp phát triển cao
A. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
B. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc.
C. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
D. Có tới 80% lao động hoạt động trong công nghiệp.
2.6 : Quốc gia nào ở Đông Nam Á có lãnh thổ vừa nằm trên bán đảo Trung Ấn vừa nằm trên quần đảo Mã Lai?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin.
C.Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan.
2.7 : Sản lƣợng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do
A. diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới.
B. nhu cầu lớn của đất nƣớc có dân số đông nhất thế giới.
C. có nhiều chính sách, cải cách trong nông nghiệp.
D. thu hút nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào nông nghiệp.
2.8 : Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì
A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
D. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.9 : Các loại nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam của Trung Quốc là:
A. lúa mì, ngô, củ cải đƣờng.
B. lúa gạo, bông, mía, chè.
C. lúa mì, lúa gạo, ngô.
D. lúa gạo, hƣớng dƣơng, củ cải đường.
3.0. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Tuyển tập 20 năm đề thi Olympic 30/4 – NXB ĐHQG Hà Nội.)
Nhận xét nào không đúng về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm?
A. Nhóm tuổi dƣới 15 giảm và từ 15 – 64 và trên 65 tuổi đang tăng.
B. Nhóm tuổi trên 65 của Nhật Bản đang tăng nhanh.
C. Nhật Bản là nƣớc có cơ cấu dân số già.
D. Từ 1950 đến 2014 độ tuổi dƣới 15 và từ 15 – 64 đang giảm.
3.1: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Đồi, núi và núi lửa.
D. Các thung lũng rộng.
3.2 : Củ cải đường chỉ đƣợc trồng ở vùng kinh tế/đảo nào của Nhật Bản?
A. Hô-cai-đô.
B. Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D. Hôn-su.
3.3 :Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nào?
A. Lương thực, củ cải đƣờng, thủy sản.
B. Lương thực, bông, thịt lợn.
C. Lúa gạo, cao su, thịt lợn.
D. Lúa mì, khoai tây, thịt bò.
3.4 : Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú đa dạng là do
A. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
B. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
3.5 : Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
B. hoạt động gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
C. khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng (trừ Lào).
3.6 : Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Phát triển lâm nghiệp.
B. Phát triển thủy điện.
C. Phát triển chăn nuôi.
D. Phát triển kinh tế biển.
3.7 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trƣởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?
A. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
B. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh chóng các ngành cần đến khoáng sản.
C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
D. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư.
3.8 : Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. núi thấp và hoang mạc.
B. núi cao và hoang mạc.
C. núi thấp và đồng bằng.
D. đồng bằng và hoang mạc.
3.9. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂNCỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2015
Quốc gia |
Diện tích (nghìn km2) |
Số dân (triệu người) |
Bru-nây |
5,8 |
0,4 |
Cam-pu-chia |
181,0 |
15,4 |
Đông-Ti-mo |
14,9 |
1,2 |
In-đô-nê-xi-a |
1910,9 |
255,7 |
Lào |
236,8 |
6,9 |
Ma-lai-xi-a |
330,8 |
30,8 |
Mi-an-ma |
676,6 |
52,1 |
Phi-lip-pin |
300,0 |
103,0 |
Thái Lan |
513,1 |
65,1 |
Việt Nam |
331,2 |
91,7 |
Xin-ga-po |
0,7 |
5,5 |
Toàn khu vực |
4501,6 |
627,8 |
(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí – NXB Giáo dục, năm 2017)
Quốc gia có mật độ dân số cao nhất Đông Nam Á là
A. In-đô-nê-xi-a B. Việt Nam
C. Thái Lan D. Xin-ga-po
4.0 : Ngành công nghiệp mũi nhon, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là
A. công nghiệp khai thác dầu khí.
B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp hàng không – vũ trụ.
D. công nghiệp quốc phòng.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
D |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
C |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
A |
B |
D |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
C |
B |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
B |
D |
C |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
C |
C |
B |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
C |
A |
B |
D |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
A |
B |
D |
A |