Đề thi chất lượng đầu năm môn Sinh lớp 10 – THPT Lê Xoay. Đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:
Câu 1: Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.
III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 2: Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là
pha dãn chung.
II. Thời gian một chu kì tim là 0,0833s.
III. Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.
IV. Trong chu kì, thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 3: Khi để cá lên cạn thì cá sẽ nhanh bị chết, vì
A. làm cho bề mặt trao đổi khí giãn ra nên không trao đổi khí được.
B. các phiến mang cá bị xẹp xuống làm giảm bề mặt trao đổi khí, mang cá bị khô nên không hô
hấp được.
C. làm cho da của cá bị khô nên không trao đổi khí được.
D. nhiệt độ trên cạn cao hơn nên không lấy được oxi.
Câu 4: Biểu đồ dưới đây ghi lại sự biến động hàm lượng glucozơ trong máu của một người khỏe
mạnh bình thường trong vòng 5 giờ:
Từ biểu đồ trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucozơ xấp xỉ 1mg/ml.
II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C.
III. Người này ăn cơm vào thời điểm D.
IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 5: Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
(2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống
(3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
(4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu, cây thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu
sắc đặc trưng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 6: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ.
B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.
C. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện.
D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Câu 7: Loài động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không trải qua biến thái?
A. Tằm. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Tôm.
Câu 8: Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu
thấp, không tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn
năng lượng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 9: Động mạch là:
A. những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham
gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi
sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
C. những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia
điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
D. những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không
tham gia diều hòa lượng máu đến các cơ quan.
Câu 10: Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa APG thành glucôzơ.
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước.
III. Nếu không có CO2 thì pha sáng sẽ không diễn ra.
IV. Diệp lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 11: Nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng của thực vật?
A. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. B. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.
C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, êtilen, axit abxixic.
Câu 12: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột. B. làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học. D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học.
Câu 13: Cho các phát biểu về pha tối của thực vật C4
(1) Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
(2) Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
(3) Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
(4) Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
Phương án sai gồm:
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (4).
Câu 14: Bạn tiến hành ngâm 10 hạt ngô có phôi còn sống và 10 hạt ngô bị luộc làm chết phôi vào
dung dịch xanh methylen (độc cho tế bào) . Sau một thời gian 1 giờ bạn sẽ thu nhận được kết quả
nào dưới đây?
A. Phôi hạt ngô sống màu trắng, hạt ngô chết màu xanh.
B. Cả hai loại đều có phôi màu xanh.
C. Phôi hạt ngô sống màu xanh, hạt ngô chết màu trắng.
D. Cả hai loại đều có phôi màu trắng.
Câu 15: Khi nói về các nguyên tố khoáng trong cơ thể thực vật, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Cây hấp thụ phốt pho dưới dạng H2PO4
− và PO43−
B. Nguyên tố khoáng có vai trò tham gia vào quá trình quang phân li nước là môlipđen.
C. Một trong những vai trò của sắt trong cơ thể thực vật là tham gia tổng hợp diệp lục.
D. Khi cây trồng bị thiếu nitơ lá sẽ có màu vàng nhạt, lá nhỏ, sinh trưởng và phát triển chậm.
Câu 16: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:
(1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2) Hệ rễ của thực vật luôn đâm sâu vào trong lòng đất để lấy nước và muối khoáng.
(3) Khi có va chạm, lá cây xấu hổ cụp lại.
(4) Hoa nghệ tây và hoa tuy lip nở và cụp theo nhiệt độ môi trường.
(5) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại vào chiều tối.
Có bao nhiêu hiện tượng là ứng động sinh trưởng ở thực vật
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. D. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm.
Câu 18: Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sai?
(I) Nước xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ.
(II) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao
hơn.
(III) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng
lượng ATP từ hô hấp.
(IV) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con
đường gian bào và con đường tế bào chất.
(V) Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 19: Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi.
II. Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp.
III. Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen.
IV. Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 20: Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. mực. B. châu chấu. C. trùng biến hình. D. giun đất.
Câu 21: Hình thức hô hấp của châu chấu là:
A. hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. hô hấp bằng mang.
C. hô hấp bằng phổi. D. hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 22: Khi nói về hô hấp ở động vật, số phát biểu không đúng là?
I. Phổi chim có hệ thống ống khí và túi khí, sự trao đổi khí thực hiện tại các túi khí.
II. Sự trao đổi khí ở côn trùng thực hiện qua bề mặt ống khí.
III. Sự trao đổi khí ở người thực hiện tại khí quản và bề mặt phế nang.
IV. Sự trao đổi khí ở chim thực hiện qua bề mặt ống khí.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 23: Tổ hợp các nhận định nào dưới đây là chính xác?
(1) Khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên lá.
(2) Trong điều kiện hiếu khí, xảy ra quá trình phản nitrat gấy mất đạm trong đất.
(3) Hô hấp sáng làm giảm sản phẩm của quang hợp.
(4) Trong quá trình hô hấp của thực vật chỉ có chuỗi truyền điện tử mới hình thành năng lượng
ATP.
(5) Mạch gỗ là các tế bào chết có nhiệm vụ vận chuyển nước từ rễ lên ngọn.
A. (3); (5). B. (4); (5). C. (1); (3). D. (2); (4).
Câu 24: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên
tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả
các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và
các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình
nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao
nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A. 212. B. 224. C. 208. D. 128.
Câu 25: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở
trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến
và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế
bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 2n = 16. B. 3n = 24. C. 3n = 36. D. 2n = 26.
Câu 26: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photphol
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 27: Khi tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi thì
A. mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương.
B. mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.
C. mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm.
D. mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương.
Câu 28: Ở một loài động vật (2n), quá trình giảm phân của các tế bào sinh tính và tế bào sinh
trứng diễn ra bình thường dã tạo ra một số tinh trừng và một số trứng. Các tinh trùng và trứng đều
tham gia thụ tinh tạo ra được 40 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% và hiệu suất
thụ tinh của trứng là 50%. Cho các phát biểu sau:
I. Số trứng tham gia thụ tinh là 80. II. Số tế bào sinh tinh là 160.
III. Số tế bào sinh trứng là 160. IV. Số thể định hướng đã bị tiêu biến là 240.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 29: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. cơ quan sinh sản.
B. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
C. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu,…
D. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Câu 30: Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:
A. ứng động sinh trưởng. B. hướng động.
C. ứng động không sinh trưởng. D. hướng sáng.
Câu 31: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là không đúng?
A. Vi khuẩn sử dụng hệ enzim xenlulaza để biến đổi xenlulôzơ trong xác thực vật.
B. Trong TB vi khuẩn quá trình phân giải prôtêin diễn ra dưới tác dụng của enzim proteaza.
C. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường glucôzơ, lactôzơ… thành sản phẩm chủ
yếu là axit lactic.
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic.
Câu 32: Câu nào sau đây không đúng vai trò hướng trọng lực của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
B. Hướng trọng lực giúp rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
D. Phản ứng của cây đối với trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất.
Câu 33: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 34: Đặc điểm không có trong quá trình truyền tin qua xinap hóa học là
A. Xung thần kinh lan chuyền theo một chiều qua xinap.
B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap
đến màng sau.
C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
D. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan
truyền đi tiếp.
Câu 35: Tuyến nước bọt có chứa enzim tiêu hóa
A. chất xơ. B. prôtêin. C. chất béo. D. tinh bột.
Câu 36: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là
A. 512. B. 2048. C. 1024. D. 256.
Câu 37: Nhóm hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng là
A. Tiroxin và glucagon. B. Juvenin và tirôxin.
C. Eđixơn và juvenin. D. Eđixơn và
glucagôn.
Câu 38: : Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao
nhiêu phân tử CO2?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Giải thích câu thành ngữ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên”
A. Vụ chiêm nhiệt độ cao, hoạt động vi sinh vật diễn ra mạnh phân hủy chất hữu cơ làm tăng
dinh dưỡng trong đất.
B. Vào vụ mưa, lúa ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi nên khả năng sinh trưởng mạnh, tốc độ phát triển
là cao nhất.
C. Vụ chiêm là vụ khô hạn, sau cơn mưa đầu mùa lượng nước dồi dào cây lúa sinh trưởng phát
triển tốt.
D. Trong cơn mưa đầu mùa, N2 dưới điều kiện tia lửa điện sẽ tạo thành NO2 làm tăng lượng
đạm.
Câu 40: Trong hô hấp tế bào, O2 có vai trò
A. là chất nhiện điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử.
B. là chất oxi hóa glucôzơ.
C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong chu trình Crep để tạo năng lượng dạng ATP.
D. là chất cung cấp electron cho các phản ứng oxi hóa khử ở giai đoạn đường phân.