Trang Chủ Lớp 12 Khảo sát chất lượng lớp 12

Đề kiểm tra môn Văn lớp 12 – THPT Liễn Sơn 2019: Trong văn bản, cái giá của thất bại đối với người đã dấn thân vào khởi nghiệp là gì?

Đề kiểm tra môn Văn lớp 12 – THPT Liễn Sơn 2019. Mời các em cùng tham khảo: 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(…)Tại Việt Nam đang thiếu vắng văn hoá nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp. Nền văn hoá của chúng ta tôn vinh thành công, nhưng không dung thứ, thậm chí vô cùng tàn nhẫn đối với thất bại.

Trước hết, chúng ta không có thói quen luôn khuyến khích, động viên với những ai có ý định bước ra khỏi vùng an toàn để dấn thân vào hành trình mới.

Thứ hai, văn hoá chúng ta không coi trọng việc gìn giữ, nuôi dưỡng và tôn vinh “gene mạo hiểm”, tất nhiên là mạo hiểm có hiểu biết. Theo thống kê từ các đại học Mỹ, du học sinh Việt Nam ít tham gia những môn thể thao mạo hiểm nhất, ví dụ leo núi và nhảy dù. Cho dù đây là những môn học rất hấp dẫn, luôn thu hút sự tham gia du học sinh từ những quốc gia khác. Tỷ lệ những người tham gia các môn thể thao mạo hiểm ở Việt Nam luôn ở hàng thấp nhất thế giới.

Tôi mới gặp một trong những “cá mập” nổi tiếng giới khởi nghiệp. Là người sáng lập một tập đoàn giáo dục lớn đã có lịch sử phát triển hơn 20 năm và gặt những thành công không thể phủ nhận nhưng anh vẫn luôn nhận mình là “doanh nhân khởi nghiệp”. Trong câu chuyện kéo dài xuyên đêm giữa chúng tôi về những dự định lớn lao, anh bảo “Thách thức lớn nhất tôi phải đối mặt là sự thiếu vắng nhân sự lãnh đạo cấp cao”. Bởi những người có năng lực mà anh gặp phần lớn đều không dám từ bỏ “vùng an toàn” – công việc quen thuộc và thu nhập cao, ổn định; hoặc họ chỉ tính toán, thu vén lợi ích ngắn hạn thay vì dấn thân trong hành trình chinh phục những mục tiêu mới và hạnh phúc vì ý nghĩa của việc mình làm.

Chúng ta hầu hết có xu hướng tìm kiếm một hành trình êm đềm trong sự nghiệp. Song, sự ưa thích mạo hiểm có hiểu biết mới thật sự là một bộ gene quí giá, đối với bất cứ cá nhân nào, gia đình, dân tộc nào. Nếu không phải chúng ta thì ai có trách nhiệm nuôi dưỡng, gìn giữ và truyền lại thế hệ sau tố chất đó?

Cuối cùng, tất cả những người đã dấn thân vào khởi nghiệp đều hiểu rằng cái giá của thất bại vô cùng lớn. Đó không phải chỉ là sự tổn thất về vật chất, tiền bạc, mà chính là sự tra tấn tinh thần từ sự khinh thị, chê bai, những lời đàm tiếu của những người xung quanh, cả người thân trong gia đình, họ hàng lẫn các mối quan hệ xã hội. Có nhiều ngày, tôi chỉ đọc thấy những ý kiến phê phán, chỉ trích, miệt thị, đay nghiến với những người chưa thành công mà không thấy những suy nghĩ tích cực, điểm tốt, sự động viên, ủng hộ và đặt niềm tin vào những người từ bỏ vùng an toàn để làm điều mới.

(…)

Advertisements (Quảng cáo)

Không cải thiện thái độ ấy, chúng ta phần lớn sẽ náu mình trong những vùng an toàn, hàng ngày kéo lê cuộc đời như một thói quen. Không phải vì ta muốn, không phải vì thiếu năng lực, mà là vì ta sợ.

(Bộ gene khởi nghiệp, Nguyễn Đăng Quang, https://vnexpress.net/goc-nhin)

Câu 1. Trong văn bản, cái giá của thất bại đối với người đã dấn thân vào khởi nghiệp là gì?

Câu 2. Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm: Việt Nam đang thiếu vắng văn hoá nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Có nhiều ngày, tôi chỉ đọc thấy những ý kiến phê phán, chỉ trích, miệt thị, đay nghiến với những người chưa thành công mà không thấy những suy nghĩ tích cực, điểm tốt, sự động viên, ủng hộ và đặt niềm tin vào những người từ bỏ vùng an toàn để làm điều mới.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: văn hoá chúng ta không coi trọng việc gìn giữ, nuôi dưỡng và tôn vinh “gene mạo hiểm”, tất nhiên là mạo hiểm có hiểu biết hay không? Vì sao?

Phn II. LÀM VĂN (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ sống chỉ biết náu mình trong những vùng an toàn, hàng ngày kéo lê cuộc đời như một thói quen được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng,

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ.Từ đó, bình luận ngắn gọn về tính cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang – Huy Cận.

Advertisements (Quảng cáo)