Dưới đây là đề cương ôn tập kì 2 lớp 10 của các thầy cô tổ môn văn trường THPT Hà Huy Tập – Nghệ An gửi tới các em tham khảo.
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP TỔ VĂN |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn 10 THPT |
Chủ đề: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
– Nắm vững những kiến thức môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 10 chủ yếu là học kì II để đọc hiểu văn bản.
– Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học trong chương trình 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Đặng Trần Côn, Truyện Kiều– Nguyễn Du ( Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng)
2. Kỹ năng
– Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản /đoạn trích ngoài SGK.
– Biết cách đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Thái độ
– Bồi dưỡng ý thức, thái độ nghiêm túc, tự chủ khi làm bài kiểm tra.
– Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước, tình yêu tiếng việt. Nâng niu trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người.
4. Năng lực hướng tới
– Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức: Tự luận.
2. Thời gian: 90 phút
3. Cách thức kiểm tra: Theo đơn vị lớp
Advertisements (Quảng cáo)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1:
Đọc-hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK, là một đoạn trích thuộc kiểu văn bản nghệ thuật hoặc thông tin với dung lượng khoảng 200 – 300 chữ ). |
– Nhận biết được, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ…của văn bản. – Nhận biết thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản. |
– Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của văn bản. – Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản. – Lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản. – Lí giải suy luận, cắt nghĩa… các nội dung khác nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra trong văn bản và liên quan đến văn bản. |
|||
Số câu. số điểm: tỉ lệ % |
2 2.0 20% |
1 1.0 10% |
3 câu 3.0 đ 30% |
||
Chủ đề 2: Làm văn : – Nghị luận về thơ 1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn) 2. Truyện Kiều ( Nguyễn Du) – Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên? – Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm tâm lí nhân vật của tác giả trong đoạn trích Nỗi thương mình? – Phân tích, cảm nhận một số đoạn thơ tiêu biểu trong hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình. – Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng+ Số điểm: + Tỉ lệ % |
Xác định được yêu cầu, phạm vi bàn luận, các thao tác lập luận
0.5 |
– Hiểu đúng vấn đề nghị luận, – Lựa chọn và sắp xếp các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận – Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận .0.5 5% |
– Vận dụng những kiến thức đã học về để phân tích, cảm nhận về các phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;đoạn thơ, phân tích, cảm nhận về tâm trạng / hành động / vẻ đẹp…của nhân vật; … – Bài viết trình bày một cách thuyết phục, lập luận chặt chẽ văn viết có cảm xúc.5.0 50% |
Bài viết sáng tạo, có những kiến giải riêng sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục. 1.0 10% |
1 câu 7.0 70% |
Tổng câu Số điểm, Tỉ lệ % |
2.5 25% |
1.5 15% |
5.0 50% |
1.0 10% |
4 câu 10.0 100% |
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2018-2019
1. Phần đọc hiểu: 3đ
– Văn bản đọc hiểu được lấy ngoài SGK
– Đề gồm 4 câu, trong đó:
+ 2 câu Nhận biết, mỗi câu 0,5đ, kiểm tra Các phương thức biểu đạt và Các biện pháp tu từ, Phong cách ngôn ngữ
+ 1 câu Thông hiểu 0,5đ, kiểm tra Nội dung chính hoặc Chủ đề văn bản.
+ 1 câu Vận dụng: 1,5đ viết một đoạn văn nghị luận với nội dung được gợi ý từ phần Đọc hiểu.
2. Phần làm văn: 7đ
2.1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)
Advertisements (Quảng cáo)
– Phân tích và cảm nhận về một đoạn thơ tiêu biểu.
– Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ.
2.2. Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
– Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên?
– Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm tâm lí nhân vật của tác giả trong đoạn trích Nỗi thương mình?
– Phân tích, cảm nhận một số đoạn thơ tiêu biểu trong hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 10
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Gồm 2 phần:
– Đọc hiểu: 3,0đ
– Làm văn: 7,0đ
B. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Phần Tiếng Việt
1. Các phương thức biểu đạt.- Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
2. Các biện pháp tu từ.
– Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
3.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt/ nghệ thuật
– Chỉ ra phong cách ngôn ngữ trong văn bản đọc hiểu
II. Phần Làm văn
– Nghị luận về thơ
– Rèn kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận
– Diễn đạt trong văn nghị luận.
– Viết một bài văn nghị luận văn học.
III. Phần Đọc văn
1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)
– Phân tích và cảm nhận về một đoạn thơ tiêu biểu.
– Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ.
2. Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
– Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên?
– Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm tâm lí nhân vật của tác giả trong đoạn trích Nỗi thương mình?
– Phân tích, cảm nhận một số đoạn thơ tiêu biểu trong hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình.
– Phân tích Chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải
HẾT.