Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 2 lớp 10

Thi cuối kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án – THPT Đoàn Thượng


Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm phép điệp được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra phép đối được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Tâm trạng người chinh phụ qua đoạn thơ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – bản dịch Đoàn Thị Điểm).


Thí sinh không được sử dụng tài liệu

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản Nhàn. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác.

Advertisements (Quảng cáo)

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật (hoặc: văn chương).

– Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 2 cách như trên.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3.

* Phép điệp: điệp từ ăn, tắm; điệp câu 1 và câu 2 (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao).

Advertisements (Quảng cáo)

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Chỉ trả lời được điệp từ hoặc điệp câu.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

* Tác dụng: Tô đậm cuộc sống, sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao, hoà hợp với tự nhiên trong cái thú ‘nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong các ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không trả lời.

Câu 4.

* Phép đối: Câu 1 và câu 2: thu/xuân; đông/hạ; ăn/tắm; trúc/sen; giá/ao.

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.

– Điểm 0,25: Chỉ trả lời đối câu 1 với câu 2 (hoặc chỉ trả lời đối các từ như đã nêu).

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

* Tác dụng: Gợi sự phong phú, mùa nào thức ấy trong đời sống sinh hoạt của tác giả. Đồng thời, phép đối còn tác dụng tạo âm hưởng, nhịp điệu cho lời thơ.

– Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.

– Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Hướng dẫn ôn tập:

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác “Chinh Phụ Ngâm”

+ Vào đầu thời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều đình Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng.
+ Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả.
2 .Nội dung chính của  đoạn trích:
Đoạn trích miêu tả những cung bậc sắc thái tình cảm của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra mặt trận :Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.
3. Đọc hiểu chi tiết: Các em có thể tham khảo gợi ý sau:
+ Người chinh phụ tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.
+ Đoạn thơ đã mở ra trước mắt người đọc một không gian chật hẹp,nơi thềm hiên vắng lặng,nơi mà người chinh phụ đang cố gắng vượt qua sự cô đơn trống vắng khi người chồng đã đi xa.Bằng cách sử dụng  nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,Đặng Trần Côn đã vẽ nên bức tranh tâm trạng đầy xúc động,thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ cũng như bút pháp tinh tế của ông trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.
+ Trong đêm thanh vắng quạnh hiu này,chỉ có tiếng bước chân của nàng ,một mình đối diện với chính mình .Bước chân ấy đi đi lại lại trên hiên nhưng có lẽ tâm trí nàng đang chìm đắm trong miên man.Mỗi bước chân là 1 nỗi nhớ,mỗi bước chân là  một nỗi lo,tất cả đang làm cho tâm trạng nàng nặng trĩu lo âu và thương nhớ người chồng đang chinh chiến ở ải xa.
+ Người chinh phụ hết đi đi lại lại , rồi lại buông rèm ,cuốn rèm không biết bao nhiêu lần…Đây là những động tác,cử chỉ và hành động được lặp lại nhiều lần mà không hề có mục đích của người chinh phụ
Đúng như nhan đề của tác phẩm,đoạn thơ là tâm trạng cô đơn trống vắng của người chinh phụ.Sau khi tiễn chồng ra trận nàng trở về trong nỗi chờ mong khắc khoải .Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thơ,thẩn thẩn như người mất hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc .Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu nỗi đau trong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng.
+ Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có người thân qua lại.
+ Nàng lại quay về với không gian  chật hẹp của căn phòng,nơi mà nàng đối diện  với bóng mình,đối diện với ngọn đèn khuya hiu hắt .Nhưng thật trớ trêu, đền dù sao chỉ là một vật vô tri vô giác,có biết cũng như ko.câu hỏi tu từ “Đèn có biết..chẳng biết”là  một lời than thở,là nỗi khắc khoải chờ đọi và hi  vọng  trong nàng day dứt không yên.Tâm trạng của người chinh phụ đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm , da diết , dằn vặt và ngậm ngùi.nàng quả là một người đáng thương!
Trong đêm vắng chỉ có ngọn đèn có ánh sáng ,nó càng làm nổi bật đêm tối mênh mang và nỗi cô đơn dường như nhân lên gấp bôi trong lòng người thiếu phụ.
 + Đánh giá chung:
– Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.
– Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thông sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Advertisements (Quảng cáo)