Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 2 lớp 10

Cấu trúc ôn thi học kì 2 khối 10 các Văn, Sử, Địa năm học 2016 – 2017

Kì thi cuối năm đã đến gần, với mong muốn giúp các em đạt điểm cao trong kì thi này, Dethikiemtra gửi tới các em: Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Sử – Địa năm học 2016 – 2017.

Hướng dẫn cấu trúc ôn tập

Kiểm tra học kỳ 2 năm học 2016-2017

1. Môn Văn 10

(A) Yêu cầu:– Kiểm tra, đánh giá kiến thức học kì 2 .

– Đánh giá năng lực đọc – hiểu các văn bản của học sinh.

– Rèn năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh.

(B) Nội dung ôn tập cụ thể

 (1) Dạng câu hỏi Đọc – hiểu

 Chú ý các bài sau trong SGK

– Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )

– Tác giả Nguyễn Trãi.

– Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi)

– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)

– Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

– Tác giả Nguyễn Du

– Trao duyên

– Chí khí anh hùng

– Hiền tài là nguyên khí quốc – Thân Nhân Trung

  Các văn bản ngoài chương trình (sách báo, internet, bài đọc thêm…)

  Tiếng Việt – Làm văn: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học – Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ  –  Các phong cách ngôn ngữ:  sinh hoạt, nghệ thuật, … – Các phương thức biểu đạt, Các biện pháp tu từ – Các phép liên kết hình thức…

Cần chú ý các phương diện sau:

– Đặc trưng thể loại, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác, đóng góp của tác giả, vị trí tác phẩm.

– Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm.

– Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, các biện pháp tu từ nổi bật, ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm v.v…

– Nhận diện các phong cách ngôn ngữ , nhận diện các biện pháp tu từ  và nêu tác dụng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật, xác định các phương thức biểu đạt/ phương thức biểu đạt chính, các phép liên kết và hiệu quả…

– Nhận diện lỗi về diễn đạt: chính tả, dùng từ,ngữ pháp và biết cách sửa lỗi theo những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.

(2)Tạo lập văn bản (Làm văn)

Advertisements (Quảng cáo)

Chú ý các văn bản:

– Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )

– Tác giả Nguyễn Trãi.

– Đại cáo bình ngô ( Nguyễn Trãi)

– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)

– Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

– Tác giả Nguyễn Du

– Trao duyên

– Chí khí anh hùng.

  * Bài văn nghị luận cần đảm bảo các bước sau:

– Nêu vấn đề nghị luận

– Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, giải thích…

– Phân tích:

+ các luận điểm (phân tích nội dung kết hợp nghệ thuật)

– Đánh giá chung

* Tích hợp nghị luận xã hội (ý nghĩa của vấn đề bàn luận đối với thực tiễn đời sống)

– Kết luận.


2. Môn Lịch Sử 10

Advertisements (Quảng cáo)

(1). Chương trình chuẩn: (CTC)

* Phần Lịch sử Việt Nam:

– Chương II. Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

– Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

– Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX:

+ Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)

* Phần Lịch sử thế giới:

– Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)

* Phần Lịch sử thế giới:

– Chương VII. Sự suy vong của chế độ phong kiến Tây Âu.

+ Bài 16. Những phát kiến lớn về địa lí

+ Bài 17. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

+ Bài 18. Phong trào văn hóa Phục hưng

*Phần lịch sử Việt Nam:

Chương IV. Việt Nam từ thế kỉ X  đến thế kỉ XV

– Chương V. Viêt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

– Chương VI. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX

+ Bài 38. Sự thành lập và tổ chức vương triều Nguyễn

  1. Khối 11

(1). Chương trình chuẩn: (CTC)

* Phần Lịch sử thế giới:

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

* Phần Lịch sử Việt Nam:

– Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.

– Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

+ Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.

(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)

* Phần Lịch sử thế giới:

– Chương X. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

*Phần Lịch sử Việt Nam:

– Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.

– Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

+ Bài 37. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng ở Việt nam đầu thế kỉ XX.


3. Môn Địa Lý 10

Chương VIII: Địa lí công nghiệp:

– Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

–  Địa lí ngành công nghiệp năng lượng

–  Địa lí ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.

– Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….

Chương IX: Địa lí dịch vụ:

– Vai trò của dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng dịch vụ.

– Vai trò và đặc điểm của giao thông vận tải. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

– Địa lí các ngành giao thông vận tải.

– Địa lí ngành thương mại.

–  Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….

Advertisements (Quảng cáo)