I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4đ)
1. Trong hệ tọa độ ( p,V) , đường đẳng nhiệt có dạng:
A. Đường parabol.
B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. Nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
D. Đường hypebol.
2. Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô
A. chuyển động tròn đều.
B. giảm tốc.
C. tăng tốc.
D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
3. Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?
A. P~T
B. P~t.
C. \(\dfrac{P}{T} = c{\rm{onst}}\).
D. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{T_2}}}\)
4. Chọn phát biểu đúng.Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật v = const.
B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
C. vận tốc của vật giảm.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
5. Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ?
A. V ~\(\dfrac{1}{P}\) B. V ~ T .
C. P ~ \(\dfrac{1}{V}\) D. P.V=const
6. Phát biểu nào dưới đây nói về nội năng là sai?
A. Nội năng là nhiệt lượng.
B. Nội năng là một dạng năng lượng.
C. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.
D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Advertisements (Quảng cáo)
7. Một ôtô lên dốc có ma sát với vận tốc không đổi. Lực đã sinh công bằng 0 là
A. lực kéo của động cơ.
B. lực ma sát.
C. trọng lực.
D. phản lực của mặt dốc.
8. Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô
A. chuyển động tròn đều.
B. giảm tốc.
C. tăng tốc.
D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
9. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
A. \({W_t} = – \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
B. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
C. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
D. \({W_t} = – \dfrac{1}{2}k.\Delta l\)
10: Biểu thức mô tả quá trình nén khí đẳng nhiệt là
A. Q + A = 0 với A < 0.
B. \(\Delta U\) = Q + A với \(\Delta U\)> 0; Q < 0; A > 0.
Advertisements (Quảng cáo)
C. \(\Delta U\)=A với A > 0.
D. \(\Delta U\) = A + Q với A > 0; Q < 0.
11: Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là
A. \(\dfrac{{PT}}{V} = c{\rm{onst}}\)
B. PV ~ T.
C. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\).
D. \(\dfrac{{PV}}{T} = c{\rm{onst}}\).
1.2: Phát biểu nào dưới đây nói về chuyển động của phân tử là sai?
A. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
B. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
C. Các phân tử khí lí tưởng chuyển động theo đường thẳng.
D. Các phân tử chuyển động không ngừng.
II.TỰ LUẬN( 6đ)
Bài 1: (2 điểm ).
Một xe ô tô có khối lượng m = 4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.
a. Đường khô, lực hãm bằng 22000N, xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?
b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?
Bài 2: (2 điểm ).
Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.
Bài 3 : (2 điểm )
Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ OoC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.
I.TRẮC NGHIỆM (4đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
B |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
D |
C |
C |
11 |
12 |
|
||
A |
C |
II. Tự luận
Bài 1 : Một xe ô tô có khối lượng m=4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.
a. Đường khô, lực hãm bằng 22000N, xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?
Viết công thức của định lý động năng Wđ2-Wđ1=A=-F.S
\(\dfrac{1}{2}mv_2^2 – \dfrac{1}{2}mv_1^2 = – F.S\)
Xe dừng lại v2=0 => S=\(\dfrac{{mv_1^2}}{{2F}}\) \( \approx \) 9,1m
b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?
Wđ2-Wđ1=A=-F.S => Wđ2= Wđ1 -F.S
Thay số tính được Wđ2=120.000J=120KJ
Wđ2= \(\dfrac{1}{2}mv_2^2\) tính được v2 \( \approx \) 7,75 m/s
Bài 2: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.
Q1 = m1C1(t – t1); Q2 = m2C2(t – t1); Q3 = m3C3(t – t3)
Viết phương trình cân bằng nhiệt Q1 + Q2 + Q3=0
=>\({C_3} = \dfrac{{({m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})(t – {t_1})}}{{{m_3}({t_3} – t)}}\) \( \approx \) 0,78.103J/kg.độ
Bài 3: Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ 0oC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.
L01 + l02 = 5m (1)
l1 = l01 (1 + α1t); l2 = l02(1 + α1t);
l1 – l2 = l01 – l02 +(l01α1 – l01α1)t
Hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ
( l1 – l2 = l01 – l02) =>l01α1 – l01α1 = 0
=>\(\dfrac{{{l_{01}}}}{{{l_{02}}}} = \dfrac{{{\alpha _2}}}{{{\alpha _1}}} = \dfrac{2}{3}\)(2)
=> l01 = 2m ; l02 = 3m