Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Quận Hoàng Mai năm 2019: Viết một đoạn văn làm rõ nhận định: Chúng ta không nên học vẹt, học tủ

Trong chương trình Ngữ Văn THCS, em còn học một bài thơ khác cũng miêu tả cuộc gặp gỡ không lời giữa người và trăng. Đó là bài thơ nào? Chép chính xác bài thơ đó. Hãy chỉ ra điểm khác nhau về ý nghĩa cuộc gặp gỡ trong hai bài thơ … trong Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Quận Hoàng Mai năm 2019

Đề bài

Phần I (6,5 điểm) Trong bài thơ Ánh trăng nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“….Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB GD 2016)

Câu 1: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ “Ánh trăng”, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ. Theo em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Câu 2: Phân tích những ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng trong đoạn thơ trích dẫn

Câu 3: Dựa vào khổ thơ, em hãy viết một đoạn văn Tổng hợp-Phân tích-Tổng hợp khoảng 10 – 12 câu để làm rõ cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một thán từ và một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4: Trong chương trình Ngữ Văn THCS, em còn học một bài thơ khác cũng miêu tả cuộc gặp gỡ không lời giữa người và trăng. Đó là bài thơ nào? Chép chính xác bài thơ đó. Hãy chỉ ra điểm khác nhau về ý nghĩa cuộc gặp gỡ trong hai bài thơ.

Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận(a) và học Việt văn(b), luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”.
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn…, nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường?

(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm. Dẫn theo Ngữ Văn 8 tập 2 trang 97,98 NXB GD 2016)

Advertisements (Quảng cáo)

(a) Làm Việt luận: tập làm văn bằng tiếng Việt.

(b) Học Việt văn: học văn học Việt Nam.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ rõ những cảm xúc được tác giả biểu hiện trong đoạn trích. Qua đó, em học tập được điều gì khi thuyết phục người khác một vấn đề (1,5 đ)

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi làm rõ nhận định: Chúng ta không nên học vẹt, học tủ

Advertisements (Quảng cáo)