Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 2 lớp 9

Đề thi học kì 2 văn lớp 9 môn: Vẻ đẹp của nhân vật Liên trong truyện Bến quê

I. Văn- Tiếng Việt 

1: Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

2:  Viết đoạn văn ngắn ( 5-8 câu ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Liên trong truyện ngắn bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

3 : Xác định các phép liên kết câu, đoạn văn trong các trường hợp sau:

a. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ được sống. Lời gởi của văn nghệ là sự sống. (Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ )

b. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh (Nam Cao, Chí Phèo )

4: Nêu khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý ?

Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

II. Tập làm văn 5:  Bài thơ “Sang thu ” của Hữu Thỉnh là “ Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý ”. Em hãy làm rõ ý kiến trên.

Advertisements (Quảng cáo)


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN 9

I. Văn- Tiếng Việt

1. – Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

– Bài thơ có giọng điệu tha thiết, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ cô đọng mà tha thiết.

2: – Liên người vợ tần tảo giàu tình yêu và đức hy sinh, là chỗ dựa cho Nhĩ trong những ngày cuối đời.

– Liên tượng trưng cho những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa trong cuộc sống mà tác giả nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng và giữ gìn

Advertisements (Quảng cáo)

3 : a. Văn nghệ – văn nghệ: Phép lặp

b. Yếu đuối – mạnh , hiền lành – ác : Phép trái nghĩa.

4:  Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

– Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

– Nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao:

– Tường minh: Khả năng chung sống của hai loài thực vật có họ gần nhau trên cùng một cái giàn

– Hàm ý: Kêu gọi sự đoàn kết , tương trợ nhau trong cùng một cộng đồng.

II.Tập làm văn

a/ MB:Giới thiệu bài thơ sang thu và cảm hứng chủ đạo: cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền bắc Việt Nam

b/ TB:Cảm nhận và phân tích cái hay, cái đẹp, cái nhẹ nhàng, thơ mộng qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh cùng ý nghĩa triết lý của khổ thơ cuối trong bài

– Mở đầu bài thơ ta nhận ra sự chuyển biến nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm

– Hình ảnh mùa thu thể hiện duyên dáng và thì thầm ở câu: có đám mây.. thu

– Hai câu thơ cuối là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tân hồn con người.

– Tính triết lí và suy nghĩ – Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.

c/ KB: Bài thơ vừa đẹp về hình ảnh, hay về ngôn ngữ và giàu ý nghĩa triết lí.

– Một nét đặc sắc về thơ thu.

Advertisements (Quảng cáo)