Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi Lý kì 1 lớp 9: Công thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?

Công thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?;  Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng? … trong Đề thi Lý kì 1 lớp 9. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. Phần trắc nghiệm

1. Công thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?

A. \(R = \dfrac{U}{I}\)          B. \(I = \dfrac{U}{R}\)

C. \(I = \dfrac{R}{U}\)          D. \(R = \dfrac{I}{U}\)

2. Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất µ của vật liệu làm dây dẫn

A.R = \(\dfrac{{\rho l}}{S}\)    B.  R= \(\dfrac{{lS}}{\rho }\)

C. R = \(\dfrac{{S\rho }}{l}\)    D. R = Sl\(\rho \)

3. Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện

B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện

C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.

D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế

4. Công thức nào sau đây thể hiện hai điện trở mắc song song với nhau?

A. RAB =\(\dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)          B. RAB = R1+ R2       C. UAB= U1+ U2

Advertisements (Quảng cáo)

5. Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, chiều dài l, tiết diện cắt ngang có đường kính d và có điện trở suất \(\rho \)là:

 A. R = \(\dfrac{{4\rho l}}{{\pi {d^2}}}\)           B. R =\(\dfrac{{4.{d^2}.l}}{{\pi .d}}\)   C. R = \(\dfrac{{4.{d^2}\rho }}{{\pi .l}}\)     D. R = 4.\(\pi .{d^{.2}}.\rho .l\)

6. Cho hai điện trở R1 = 20\(\Omega \); R2 = 60\(\Omega \) mắc vào hai điểm A, B. Mắc R1 nối tiếp R2 vào U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là:

A. 10A                B. 7,5A                 C. 2A                D. 1,5A

7. Một dây dẫn Nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U, Điện trở của dây dẫn có giá trị là:

A. R = 55\(\Omega \)                 B. R =110\(\Omega \)         C. R= 220\(\Omega \)       D = 50\(\Omega \)

8. Khi mắc điện trở R = 12\(\Omega \) vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:

A. 2A                B. 0,5A             C. 1A                     D. 1,5A

9. Điện trở của đoạn dây dẫn bằng đồng dài 100m, tiết diện 2mm2 và có điện trở suất 1,7.10-8 là:

A. 0,75\(\Omega \)               B. 0,65\(\Omega \)             C. 0,85\(\Omega \)                      D. 0,95\(\Omega \)

Advertisements (Quảng cáo)

1.0: Định luật Jun-Len- xơ Cho biết điện năng biến đổi thành :

A.Cơ năng                                C. Hóa năng

B. Năng lượng ánh sáng            D. Nhiệt năng

1.1: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?

A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện

B. Không đun nấu bằng điện

C. Chỉ sử dụng các thiết bị điện nung bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.

D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết.

1.2: Công thức nào là công thức công suất của một đoạn mạch?

A. P = U.I.t              B. P = I.R                C. P = U.I.t                 D. P = U.I

II. Phần tự luận

1.3: Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W. Đèn này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức trong 1h. Hãy tính

1. Điện trở của đèn khi đó.

2. Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên.

1.4: Một dây dẫn có điện trở 176 được mắc vào hiệu điện thế 220V.

Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun?


I. Trắc nghiệm

1

B

2

A

3

B

4

A

5

A

6

D

7

A

8

B

9

C

10

D

11

C

12

D

II. Tự luận:

1.3: a) Điện trở của đèn:  \(R=\dfrac{{{U^2}}}{P} = 23\Omega \)

b) Điện năng mà đèn sử dụng: \(A = P.t = 21 600J\)

1.4: Nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút:

\(Q=\dfrac{{{U^2}t}}{R} = \dfrac{{{{220}^2}.30.60}}{{176}} = 495000J\)

Advertisements (Quảng cáo)