Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi Sử kì 1 lớp 9: Ở Mĩ hai đảng thay nhau cầm quyền đó là gì?

Ở Mĩ hai đảng thay nhau cầm quyền đó là gì?; Khối NA TO còn gọi là gì? … trong Đề thi Sử kì 1 lớp 9. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Ở Mĩ hai đảng thay nhau cầm quyền đó là:

A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Dân chủ tự do và Đàng cộng hòa.

D. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ.

2. Khối NA TO còn gọi là:

A. Khối quân sự Nam Đại Tây Dương.

B. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

C. Khối quân sự Đông Đại Tây Dương.

D. Khối quân sự Tây Đại Tây Dương.

3. “Chiến lược toàn cầu ” của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở :

A. Triều Tiên.          B. Việt Nam.

C. Cu Ba.                 D. Lào.

4. Mục đích  “viện trợ” của Mĩ là để:

A. Lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.

B. Xác lập một trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối.

C. Chống phá các nước xà hội chủ nghĩa.

D. Lập các khối quân sự.

5.  Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là:

A. Mĩ.             B. Nhật.

C. Liên xô.      D. Đức.

6. “Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật ” được kí kết vào ngày:

A. 8-9 – 1951          B. 9-8- 1951.

C. 18-9 – 1951.        D. 19-8- 1951.

7. Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật ” được gia hạn vào các năm:

A.  1960 và 1970.         B. 1960 và 1972.

C. I960 và 1974.           D. I960 và 1975.

8. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính  của thế giới vào những năm:

A. 50 của thế kỉ XX.

B. 60 của thế kỉ XX.

C. 70 của thế kỉ XX.

D. 80 của thế kỉ XX.

9.  Đảng Dân chủ tự do (LDP) ở Nhật mất quyền lập chính phủ từ năm:

A. 1990              B.1991

C. 1992               D. 1993

1.0. Trong thời kì “Chiến tranh lạnh ” Nhật chỉ giành bao nhiêu % tôngr thu nhập quốc dân cho những chi phí quân sự?

A. 1.1 %.                 B 1 %

C. 1. 15%.           D. 1.17%.

11.  Nhật Bản vươn lên trở thành một siêu cường chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế vào:

A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thể kỉ XX.

1.2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong các nước tư bản có đặc điểm nào là biểu hiện tích cực nhất?

A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

B. Sự “nhất thể hóa quốc tế” trong nền kinh tế.

C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

D. Sự gây ảnh hưởng của các nước lớn đối với các nước đang phát triển.

1.3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đặc biệt từ năm 1950 trở đi, một xu hướng mới phát triển ở các nước Tây Âu là:

A. Liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

B. Liên kết kinh tế giữa các nước TBCN.

C. Liên kết kinh tế giữa các nước châu Âu.

D. Liên kết kinh tế giữa các nước có nền công nghiệp phát triển.

14. Hội nghị cấp cao giữa các Nước (EC) họp tại Ma-xtrich, tháng 12 – 1991 quyết định Cộng đồng châu Âu (EC) đổi thành:

A. Liên minh châu Âu (EU).

Advertisements (Quảng cáo)

B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

C. Cộng đồng than thép châu Âu.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

15. Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO) được phát hành vào:

A. Ngày 1 – 1 – 1999.

B. Ngày 1 – 2 – 1999.

C. Ngày 1 – 3 – 1999.

D. Ngày 1 – 4-1999.

1.6. Tháng 12 – 1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan), đánh dấu một :

A. Bước ngoặt trong quan hệ giữa các nước châu Âu.

B. Sự chuyển biến tích cực trong quan hệ quốc tế.

C. Mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.

D. Sự sáp nhập cùa ba cộng đồng châu Âu thành Cộng đồng châu Ầu (EU).

1.7. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là :

A. 13 nước.        B. 14 nước.

C. 15 nước.         D. 16 nước.

1.8. Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh ” vào:

A. Năm 1988.        B. Năm 1989.

C. Năm 1990.      D. Năm 1991.

1.9. Sau “Chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới diễn ra theo xu thế chung:

A. Căng thẳng.

B. Chạy đua vũ trang.

C. Cạnh tranh khốc liệt về kinh tế.

D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

2.0. Quan hệ quốc tế chuyển từ đổi đầu sang đối thoại vào những năm:

A. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Từ nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

21. Sau khi thế “hai cực I-an-ta” bị phá vỡ, Mĩ có chủ trương:

A. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.

B. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.

C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.

D. Thiết lập “thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị.

2.2. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng:

A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Sự bùng nổ thông tin.

C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.

D. Chảy máu chất xám.

23. Thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

A. Máy tính điện tử.

B. Máy tự động.

C. Hệ thống máy tự động.

 D. Người máy (Rôbốt).

24. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời vào ngày:

A.8 – 8 – 1965.

B. 8 – 8 – 1966.

C. 8- 8 – 1967

D. 8 – 8 – 1968.

25. Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp được thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích:

A. Mở các trường học dạy tiếng Pháp.

B. Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.

C. Xuất bản sách báo tuyên truyền chính sách “khai thác” của Pháp.

D. Tạo điều kiện cho nền văn hóa, giáo dục Việt Nam phát triển.

2.6. Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là :

A. Giai cấp công nhân.

B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Tư sản dân tộc.

2.7. Ra đời ngay trước chiến tranh, phát triển khá nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, đó là:

A.Giai cấp nông dân.

B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp công nhân.

28. Ngày càng cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chúng chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân ở Việt Nam, đó là :

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp tiêu tư sản.

C. Tầng lớp tư sản mại ban.

D. Giai câp tư sản.

2.9. Thái độ chính trị của gaii cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn Việt Nam là:

A. Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp.

B. Phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp khi bị chèn ép.

C. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. Đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.

30.  Đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Đông Dương là:

A. Bộ máy Toàn quyền.

B. Ngân hàng Dông Dương

C. Chính phủ thuộc địa.

D. Tư sản Pháp.

31. Họ cũng bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp đó là:

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

32. Giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận:

A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

B. Tu sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

3.3. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, đó là đặc điểm của:

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Tầng lớp tư sản dân tộc.

3.4. Giai cấp có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân, đó là:

A.Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Giai câp địa chủ phong kiên.

35. Năm 1920, tổ chức Công hội của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập do:

A.Nguyễn Văn Cừ đứng đầu.

B. Tôn Đức Thang đứng đầu.

C. Nguyễn Thị Minh Khai đứng đầu.

D. Lê Hồng Phong đứng đầu.

3.6. Nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, máy xay xát nổ ra vào năm:

A.1922.           B. 1923.

C. 1924.          D. 1925.

37. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai ở Việt Nam diễn ra vào những năm:

1918 – 1925.

B. 1919 – 1925.

C.1920 – 1925.

D. 1921-1925.

38. Trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai, cuộc đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng, đó là:

A. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8 – 1925).

B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái (1924).

C. Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925).

D. Đám tang cụ Phan Châu Trinh (1926).

Câu 39. Năm 1922, mục đích cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì là:

A. Đòi giảm giờ làm.

B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C . Đòi ngày làm việc 8 giờ.

D. Đòi tăng lương.

4.0. Sự kiện nổ ra vào tháng 6 – 1924 trong phong trào dân tộc dân chủ, đó là:

A. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu.

B. Đám tang Phan Châu Trinh.

C. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Chân – Trung Quốc).

D. Cuộc hãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn).


1 – B 2 – B 3 – B 4 – A 5 – D
6 – A 7 – A 8 – C 9 – D 10 – B
11 – D 12 – C 13 – A 14 – A 15 – A
16 – C 17 – C 18 – B 19 – D 20 – C
21 – D 22 – B 23 – A 24 – C 25 – B
26 – C 27 – D 28 – A 29 – C 30 – B
31 – D 32 – C 33 – D 34 – A 35 – B
36 – C 37 – B 38 – A 39 – B 40 – C

Advertisements (Quảng cáo)