Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?; Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở đâu ? … trong Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh học. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây
I. Phần trắc nghiệm. (24 câu/ 8.0đ)
1. Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp
A. cung cấp nước đầy đủ.
B. bón phân.
C. chọn giống và bón phân.
D. tăng diện tích lá.
2. Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?
A. Bèo hoa dâu và rêu.
B. Bèo hoa dâu và cây bộ Đậu.
C. Phong lan và cây bộ Đậu.
D. Cây bộ Đậu và dương xỉ.
3. Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở đâu ?
A. Trên bề mặt của màng tilacôit.
B. Chất nền strôma.
C. Màng trong của lục lạp.
D. Xoang tilacôit.
4. Yếu tố nào sau đây trong tự nhiên có tác dụng ôxi hóa N2 của không khí thành nitrat ?
A. Các tia bức xạ mặt trời.
B. Sự tăng nhiệt của không khí.
C. Lượng CO2 thải ra nhiều do hô hấp của sinh vật và quá trình đốt cháy.
D. Sự phóng điện trong cơn giông.
5. Hình thức tiêu hóa nào sau đây là của sinh vật chưa có cơ quan tiêu hóa ?
A. Tiêu hóa ngoại bào bằng hệ tiêu hóa.
B. Tiêu hóa nội bào bằng không bào tiêu hóa.
C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào đồng thời.
D. Tiêu hóa nội bào ở các tế bào thành túi tiêu hóa.
6. Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn khác động vật ăn thịt là
A. Không có quá trình tiêu hóa cơ học ở miệng.
B. Có ruột tịt phát triển.
C. Dạ dày không có tuyến tiết dịch vị.
D. Ở ruột non, tiêu hóa hóa học mạnh hơn tiêu hóa cơ học.
7. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật ăn thực vật được thể hiện ở
A. khoang miệng, thực quản.
B. thực quản, dạ dày.
C. khoang miệng, dạ dày.
D. khoang miệng, dạ cỏ.
8. Các tia sáng nào sau đây kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin?
A. Tia xanh tím.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Tia đỏ.
C. Tia vàng.
D. Tia cam.
9. Điều nào sau đây không phải là vai trò của quang hợp?
A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.
B. Điều hòa không khí, giải phóng O2 và hấp thụ CO2.
C. Quang năng chuyển thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
D. Tạo chất vô cơ, chất hữu cơ, tích lũy năng lượng.
1.0: Câu có nội dung đúng sau đây là
A. Trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.
B. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím.
C. Quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25oC – 35oC.
D. Nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH.
1.1: Phát biểu có nội dung đúng sau đây là
A. Nguyên liệu của quang hợp là nước và khí cacbônic.
B. Quang hợp là phân giải chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
C. Trong quang hợp, cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ khí ôxi.
D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí cacbônic.
1.2: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?
A. Có phiến lá mỏng.
B. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
C. Có diện tích bề mặt lá lớn.
D. Có cuống lá.
1.3: Điểm bão hòa ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức thấp nhất.
B. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức thấp nhất.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức cao nhất.
D. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức cao nhất.
1.4: Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều
A. tia đỏ.
B. tia vàng.
C. tia tím.
D. tia xanh.
1.5: Nguyên tố nitơ được cây hấp thụ dưới dạng
A. N2
B. NH3
C. NO3– và NH4+
D. NO3–
1.6: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất xảy ra theo chuỗi phản ứng nào ?
A. Chất hữu cơ → NH4+ → NH3 → NO3–.
B. NH4+ → Chất hữu cơ → NO3–.
C. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3– → NO2–.
D. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3–.
1.7: Cho phương trình tổng quát sau đây:
CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng sắc tố C6H12O6 + O2
Quá trình liên quan đến phản ứng trên xảy ra ở:
A. Khí khổng.
B. Lục lạp.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Tế bào nhu mô của lá.
1.8: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B. có enzim tiêu hóa.
C. tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
D. có lỗ thông để lấy thức ăn.
1.9: Năng suất cây trồng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.
B. Khả năng quang hợp của giống cây trồng.
C. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
D. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.
2.0: Diệp lục hấp thụ được 6 màu trong quang phổ, nhưng nhiều nhất là ở các bức xạ
A. Đỏ và lục.
B. Đỏ và xanh tím.
C. Đỏ và lam.
D. Lam, xanh tím.
2.1: Tiêu hóa là quá trình
A. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
B. làm thay đổi thức ăn thành chất hữu cơ.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
2.2: Nơi hấp thụ chủ yếu các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hóa) là
A. ở miệng.
B. ở răng.
C. ở dạ dày.
D. ở ruột.
2.3: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
2.4: Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
II. Phần tự luận. (1 câu/ 2.0đ)
Câu 25: Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật bằng cách điền vào bảng dưới đây.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | A | D | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | A | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | C | D | A | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | A | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | |
C | D | A | D |
2.5.
Tiêu chí |
Phân giải hiếu khí |
Phân giải kị khí |
Điều kiện |
Có oxi |
Không có oxi |
Các giai đoạn |
Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron hô hấp |
Đường phân Lên men |
Năng lượng (ATP) |
Nhiều, 1 phân tử glucoz tạo ra 38ATP |
Ít , 1 phân tử glucoz tạo ra 2ATP |