Trang Chủ Lớp 11 Đề thi học kì 1 lớp 11

Đề Sinh 11 học kì 1 có đáp án: Đối với quang hợp, nước không có vai trò nào?

Đối với quang hợp, nước không có vai trò nào?; Quá trình khử N2 thành NH3 nhờ hoạt động của các vi sinh vật sống tự do hoặc cộng sinh được gọi là … trong Đề Sinh 11 học kì 1 có đáp án. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

A. TRẮC NGHIỆM (7,0đ)

1. Hình bên mô tả 2 con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ qua lông hút là (1) và (2). Tên của 2 con đường vận chuyển này là:

 

A. (1) Con đường chất nguyên sinh – không bào; (2) Con đường qua thành tế bào – gian bào.

B. (1) Con đường qua thành tế bào – gian bào; (2) Con đường chất nguyên sinh – không bào.

C. (1) Con đường tế bào chất; (2) Con đường qua thành tế bào – gian bào.

D. (1) Con đường tế bào chất; (2) Con đường chất nguyên sinh – không bào.

2.Quá trình khử N2 thành NH3 nhờ hoạt động của các vi sinh vật sống tự do hoặc cộng sinh được gọi là

A. nitrat hóa.

B. amôn hóa.

C. phản nitrat hóa.

D. cố định nitơ sinh học.

3.Nhận định nào sau đây đúng về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình thoát hơi nước qua lá ở thực vật?

A. Khi có ánh sáng, nhiệt độ bề mặt lá tăng cao làm khí khổng mất nước nên khí khổng đóng và thoát hơi nước qua lá giảm.

B. Khi cường độ ánh sáng quá cao, tế bào khí khổng mất nhiều nước làm khí khổng mở nên thoát hơi nước tăng.

 C. Khi có ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp tạo đường, tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu và hút nước làm khí khổng mở nên thoát hơi nước tăng.

D. Khi không có ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng không quang hợp nên khí khổng hấp thu nước làm tăng sức trương nước nên khí khổng sẽ đóng.

4.Ghép khái niệm (cột A) với sự chuyển hóa nitơ (cột B) sao cho đúng.

Cột A

Cột B

I. Amôn hóa/ khoáng hóa

1. N2 ® NO® NO2

II. Nitrat hóa

2. Nitơ hữu cơ trong xác động, thực vật ® NH4+

III. Phản nitrat hóa

3. NH3 (NH4+) ® NO3

IV. Chuyển hóa nitơ trong không khí

4. NO3 ® N2

A. I – 3; II – 4; III – 1; IV – 2.

B. I – 2; II – 3; III – 4; IV – 1.

C. I – 2; II – 4; III – 3; IV – 1.

D. I – 3; II – 1; III – 4; IV – 2.

5.Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở giá trị đó

A. cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp.

B. cường độ quang hợp là cực đại.

C. cây bắt đầu quang hợp.

D. cường độ quang hợp cao hơn cường độ hô hấp.

6. Đối với quang hợp, nước không có vai trò

A. là nguyên liệu tham gia phản ứng quang phân li nước, cung cấp êlectron và H+ cho pha sáng.

B. ảnh hưởng đến kích thước của lá và khả năng hấp thu năng lượng qua bề mặt lá.

C. ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng và tốc độ hấp thụ CO2 cho quang hợp.

D. cung cấp nguồn cacbon cho quá trình cố định CO2 trong pha tối.

7.Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất cây bắt đầu quang hợp là

A. 0,8 – 0,1%.

B. 0,008 – 0,01%.

C. 8 – 10%.

D. 0,03 – 0,4%.

8.Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quang hợp của thực vật trên cạn?

A. Nồng độ khoáng cao trong đất có thể làm giảm cường độ quang hợp.

B. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng cao hơn cây ưa sáng.

C. Hiệu quả quang hợp tốt nhất ở miền đỏ và xanh tím của quang phổ ánh sáng.

D. Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm bộ máy quang hợp bị phá hủy.

9.Ở thực vật C3, quá hô hấp sáng không xảy ra ở các bào quan nào sau đây?

(1) Ribôxôm.                               (2) Ti thể.                                   (3) Bộ máy Gôngi.                     (4) Lục lạp.

(5) Perôxixôm.                            (6) Không bào.

A. (1), (5).

B. (2), (4), (5).

C. (1), (3), (6).

D. (3), (5), (6).

1.0. Trong bảo quản nông sản, nếu quá trình hô hấp ở nông sản diễn ra mạnh mẽ thì sẽ gây nên những tác hại nào sau đây?

(1) Làm nhiệt độ của nông sản giảm, kích thích hô hấp và hoạt động phân hủy của vi sinh vật tăng.

(2) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong nông sản diễn ra mạnh và làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản.

(3) Làm giảm lượng CO2, tích tụ O2 gây hô hấp yếm khí và sẽ phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ trong nông sản.

(4) Làm tăng độ ẩm của nông sản, hô hấp của nông sản tăng, vi sinh vật phân hủy hoạt động mạnh hơn.

A. (1), (3).

B. (2), (4).

Advertisements (Quảng cáo)

C. (1), (4).

D. (2), (3).

1.1. Tác hại của hô hấp sáng là

A. không sản xuất phôtpho glicôlinat cung cấp cho quang hợp.

B. không tạo ra ATP, gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

C. xảy ra vào ban ngày làm giảm hiệu quả hô hấp.

D. tạo ra nhiều CO2 đầu độc cây trồng.

1.2. Các nhận định nào sau đây đúng về điểm khác nhau giữa quang hợp và hô hấp hiếu khí?

 

Quang hợp

Hô hấp hiếu khí

(1)

Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong hợp chất hữu cơ

Chuyển hóa năng lượng dự trữ trong hợp chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP và nhiệt

(2)

Phân giải chất hữu cơ

Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

(3)

Nguyên liệu CO2 và H2O

Tạo sản phẩm là CO2 và H2O

(4)

Diễn ra trong lục lạp

Diễn ra trong tế bào chất và ti thể

(5)

Xảy ra vào ban ngày

Xảy ra vào ban đêm

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

1.3. Ghép hình thức tiêu hóa với đặc điểm tương ứng sao cho đúng.

Hình thức tiêu hóa

Đặc điểm

I. Tiêu hóa nội bào

1. Tiêu hóa nhờ động tác như nhai, nghiền, co bóp, nhu động,…

II. Tiêu hóa ngoại bào

2. Tiêu hóa bên trong tế bào.

III. Biến đổi cơ học

3. Tiêu hóa nhờ tác dụng của enzim trong dịch tiêu hóa.

IV. Biến đổi hóa học

4. Tiêu hóa bên ngoài tế bào.

V. Biến đổi sinh học

5. Tiêu hóa nhờ các vi sinh vật sống cộng sinh trong cơ quan tiêu hóa.

A. I – 4; II – 2; III – 1; IV – 5; V – 4.

B. I – 4; II – 2; III – 1; IV – 3; V – 5.

C. I – 2; II – 4; III – 1; IV – 3; V – 5.

D. I – 2; II – 4; III – 1; IV – 5; V – 3.

1.4. Hình dưới đây thể hiện sơ đồ cấu trúc hệ tiêu hóa ở giun đất và tôm.

 

Nhận định nào sau đây đúng về hệ tiêu hóa của giun đất (1) và hệ tiêu hóa của tôm (2)?

A. (1) là hệ tiêu hóa dạng ống; (2) là hệ tiêu hóa dạng túi.

B. (1) và (2) đều là hệ tiêu hóa dạng túi.

C. (1) là hệ tiêu hóa dạng túi; (2) là hệ tiêu hóa dạng ống.

D. (1) và (2) đều là hệ tiêu hóa dạng ống.

1.5. Hình bên thể hiện hàm răng và quai hàm của 2 loài khủng long khác nhau (1) và (2). Nhận định nào sau đây đúng về 2 loài khủng long trên?

 

A. (1) là loài ăn thịt; (2) là loài ăn cỏ.

B. (1) là loài ăn cỏ; (2) là loài ăn thịt.

C. (1) và (2) đều là những loài ăn thịt.

D. (1) và (2) đều là những loài ăn cỏ.

1.6. Cải bó xôi (Spinacia oleracea) thuộc họ rau dền và có nguồn gốc từ Ba Tư. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống ôxi hóa và được coi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ăn cải bó xôi có thể tốt cho mắt, làm giảm mất cân bằng ôxi hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm huyết áp. Bảng dưới đây liệt kê một số chất có trong cải bó xôi (Dũng, 2017).

Chất

Hàm lượng

Chất

Hàm lượng

Nước

91 %

Vitamin A

469 µg

Chất xơ

3,6 g

Vitamin C

28,1 g

Đường

0,4 g

Folat

194 µg

Prôtêin

2,9 g

Canxi

99 mg

Chất béo

0,4 g

Selen

1 µg

Nhận định nào dưới đây đúng về quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất có trong cải bó xôi trong ống tiêu hóa của người?

(1) Chất xơ trong cải bó xôi không được tiêu hóa hóa học mà được tiêu hóa sinh học ở ruột già.

(2) Prôtêin trong cải bó xôi không được phân giải ở miệng mà được tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày.

(3) Chất béo trong cải bó xôi có thể được enzim lipaza thủy phân thành các axit amin, đường đơn.

(4) Các loại vitamin, folat, canxi và selen không được phân giải mà được hấp thụ trực tiếp.

Advertisements (Quảng cáo)

(5) Nước được phân giải thành hiđrô và ôxi sau đó được hấp thụ ở ruột non.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (2), (5).

1.7. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?

A. Có sự lưu thông khí tại bề mặt trao đổi khí nhằm tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giúp các khí này dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Là bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào tế bào (hoặc máu) và O2 từ tế bào (hoặc máu) khuếch tán ra ngoài.

C. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch giúp dẫn dịch tuần hoàn đến bề mặt trao đổi khí tham gia trao đổi khí.

D. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán.

1.8. Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ thống ống khí thường gặp ở những động có kích thước nhỏ vì

A. cơ thể có kích thước nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể (S/V) nhỏ vì vậy chỉ cần một lượng ôxi nhỏ cho quá trình chuyển hóa các chất.

B. khí được khuếch tán với vận tốc cao hơn các hình thức vận chuyển khí khác đảm bảo cung cấp kịp thời, nhanh chóng cho cơ thể.

C. cơ thể nhỏ nên sự lưu thông khí chậm phải nhờ sự co giãn của phần bụng để hỗ trợ vận chuyển khí.

D. cơ thể nhỏ nên khoảng cách từ bề mặt cơ thể hoặc các lổ thở đến các tế bào ngắn, khí khuếch tán nhanh đến tế bào.

1.9. Cho các động vật sau:

(1) Châu chấu.                             (2) Ốc sên.                                   (3) Cua.                                       (4) Thủy tức.

Phát biểu đúng về hình thức hô hấp của các động vật này là:

A. (1), (4) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2), (3) hô hấp bằng mang.

B. (1) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2), (3) hô hấp bằng mang; (4) hô hấp qua bề mặt cơ thể.

C. (1), (4) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (2) hô hấp bằng phổi; (3) hô hấp qua bề mặt cơ thể.

D. (1), (4) hô hấp qua bề mặt cơ thể; (2) hô hấp bằng hệ thống ống khí; (3) hô hấp bằng mang.

2.0. Ta thường không tìm thấy giun đất ở những vùng đất sét nén chặt vì giun đất sống trong đất và hô hấp

A. qua bề mặt cơ thể, vùng đất nén chặt ít ôxi không đủ cung cấp cho giun.

B. bằng mang, vùng đất nén chặt nên các phiến mang không thể hoạt động được.

C. bằng hệ thống ống khí, ở vùng đất nén chặt ống khí bị lắp kín, ống khí không thể dẫn khí.

D. bằng phổi, vùng đất nén chặt ít ôxi không đủ cung cấp cho giun.

2.1. Các nhận định nào sau đây đúng về điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

 

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

(1)

Không có mao mạch

Có hệ thống mao mạch

(2)

Tế bào tắm trong máu

Tế bào không tắm trong máu

(3)

Máu không rời khỏi mạch

Máu rời khỏi mạch tiếp xúc trực tiếp với tế bào

(4)

Máu chảy trong mạch với áp lực cao

Máu chảy trong mạch với áp lực thấp

A. (3), (4)                                    B. (1), (2).                                   C. (2), (3).                                               D. (1), (4).

2.2. Cho nhịp tim (lần/phút) của một số loài động vật như sau:

Loài

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Nhịp tim (lần/phút)

12

28

25

18

50

Dự đoán kích thước cơ thể của các loài từ nhỏ đến lớn là:

A. (1) → (4) → (3) → (2) → (5).

B. (5) → (2) → (1) → (4) → (3).

C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1).

D. (1) → (4) → (5) → (2) → (3).

2.3. Hình bên thể hiện 3 kiểu tuần hoàn máu khác nhau. Tương ứng với mỗi kiểu tuần hoàn máu là các lớp động vật nào sau đây?

 

A. (1) cá; (2) chim và bò sát; (3) lưỡng cư.

B. (1) cá; (2) chim và thú; (3) lưỡng cư.

C. (1) lưỡng cư; (2) chim và thú; (3) bò sát.

D. (1) lưỡng cư; (2) bò sát và thú; (3) cá.

2.4. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị bệnh cao huyết áp và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp trên toàn cầu. Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. Theo khuyến nghị của WHO, ăn ít hơn 1 muỗng muối (2300 miligam) mỗi ngày trong thức ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn và tăng cường hoạt động có thể giúp làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Ăn ít hơn 1 muỗng muối mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp là do giảm ăn muối sẽ giúp

A. tăng tái hấp thu nước qua đó làm giảm áp suất thẩm thấu máu.

B. giảm hấp thu Na+ qua đó làm tăng tái hấp thu nước.

C. tăng tái hấp thu nước qua đó làm tăng lưu lượng máu.

D. giảm tái hấp thu nước qua đó làm giảm khả năng tăng lưu lượng máu

2.5. Cơ quan nào sau đây thường đảm nhận chức năng tiếp nhận các kích thích?

A. Tuyến nội tiết.

B. Cơ, tuyến.

C. Thụ quan, thụ thể.

D. Hệ thần kinh.

2.6. Sơ đồ hình bên mô tả cơ chế chung trong điều hòa cân bằng nội môi. Trong trường hợp điều hòa lượng Na+, hãy cho biết các bộ phận cụ thể tương ứng với các số 1, 2, 3.

 

A. (1): thụ thể tiếp nhận kích thích; (2): vùng dưới đồi, tuyến thượng thận; (3): thận.

B. (1): thụ thể tiếp nhận kích thích; (2): tuyến nước bọt; (3): thận.

C. (1): vùng dưới đồi; (2): tuyến thượng thận; (3): thận.

D. (1): vùng dưới đồi; (2): tuyến thượng thận; (3): tuyến yên.

2.7. Khi bị thương và mất nhiều máu thì huyết áp…(1)… áp suất thẩm thấu máu…(2)…

A. (1) không đổi, (2) giảm.

B. (1) tăng, (2) không đổi.

C. (1) giảm, (2) giảm.

D. (1) giảm, (2) không đổi.

2.8. Vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy, nồng độ glucôzơ máu … (1) …, tuyến tụy tiết … (2) … kích thích gan chuyển … (3) … Sau bữa ăn sáng, nồng độ glucôzơ máu … (4) …, tuyến tụy tiết … (5) … kích thích gan chuyển … (6) …

A. (1) thấp; (2) glucagôn; (3) glucôzơ thành glicôgen; (4) tăng; (5) insulin; (6) glicôgen thành glucôzơ

B. (1) thấp; (2) insulin; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) tăng; (5) glucagôn; (6) glucôzơ thành glicôgen.

C. (1) cao; (2) glucagôn; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) giảm; (5) insulin; (6) glucôzơ thành glicôgen.

D. (1) thấp; (2) glucagôn; (3) glicôgen thành glucôzơ; (4) tăng; (5) insulin; (6) glucôzơ thành glicôgen.

B. TỰ LUẬN (3,0đ)

2.9. (1,5đ)

a. Hướng động là gì? Kể tên 5 hình thức hướng động ở thực vật.

b. Nêu khái niệm và nguyên nhân của ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.

3.0. a. Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: trồng 2 cây đậu non cùng loài trong 2 chậu khác nhau và để vào 2 buồng tối khác nhau. Học sinh lắp bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau ở 2 buồng (hình bên), ngoài ra các điều kiện khác ở 2 buồng là hoàn toàn giống nhau. Hãy dự đoán và giải thích kết quả thí nghiệm (ở cả thân và rễ) ở 2 chậu.

 

b. Cho các hình thức cảm ứng của thực vật sau đây:

(1) Cây gọng vó uốn cong gai khi có côn trùng dính vào các gai.

(2) Các tua cuốn của đậu Hà Lan quấn quanh một trục.

(3) Rễ cây phát triển hướng về phía có nhiều phân đạm.

(4) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 25 – 300C.

Hãy xác định kiểu cảm ứng ở mỗi hình thức trên (nêu rõ thuộc hướng động hay ứng động và tác nhân gây nên cảm ứng).


1

2

3

4

5

B

D

C

B

A

6

7

8

9

10

D

B

B

C

B

11

12

13

14

15

B

A

C

D

B

16

17

18

19

20

B

B

D

B

A

21

22

23

24

25

B

C

B

D

C

26

27

28

29

30

A

D

D

 

 

 2.9. a. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

5 loại: hướng sáng, hướng đất, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc.

b. Ứng động không sinh trưởng là sự vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chủ yếu do thay đổi trạng thái trương nước của tế bào.

 Là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học.

– Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và hoocmôn thực vật.

3.0.   a. Chậu 1: thân và rễ đều mọc thẳng. Do auxin phân bố đều ở 2 bên phía của thân và rễ nên sự giãn dài của tế bào 2 phía là như nhau.

– Chậu 2: ngọn thân hướng về phía bóng đèn, rễ tránh xa bóng đèn. Do auxin phân bố không đều. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào làm ngọn cây vươn về phía có ánh sáng bóng đèn. Ở rễ thì lượng auxin cao ở phía ít ánh sáng gây ức chế sinh trưởng tế bào nên rễ hướng về phía ít ánh sáng.

b. (1) Ứng động tiếp xúc / ứng động sức trương

(2) Hướng tiếp xúc

(3) Hướng hóa

(4) Nhiệt ứng động (vận động nở hoa)

Advertisements (Quảng cáo)