PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
1. Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của
A. tư sản trí thức Ấn Độ.
B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp tư sản Ấn Độ.
D. giai cấp công nhân Ấn Độ.
2.. Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
C. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
D. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
3.. Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. hệ thống Pari – Vec-xai.
B. hệ thống Vec-xai – Oasinhtơn.
C. hệ thống Bec-lin – Tôkiô.
D. hệ thống Vec-xai – Rôma.
4. Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.
B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.
C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
D. Vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước năm 1884.
Câu 5. Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là
A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
6.. Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến với
A. Hiệp ước Bính Tuất.
B. Hiệp ước Tân Hợi.
C. Hiệp ước Nam Kinh.
D. Điều ước Tân Sửu.
7.. Tháng 11/ 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?
A. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.
B. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG I.
C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.
D. Nga kí hòa ước Brét – Li-tốp với Đức.
Câu 8. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
B. Cải cách kinh tế – xã hội.
C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
9.. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam
A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng ViệtNam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ViệtNam về vật chất lẫn tinh thần.
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
1.0. Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào?
A. Khủng hoảng triền miên.
B. Bước đầu phát triển.
C. Phát triển thịnh vượng.
D. Mới hình thành.
1.1. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.
B. đòi thực dân Anh tiến hành cải cách.
C. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
Câu 12. Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam.
B. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
C. Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê.
D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Advertisements (Quảng cáo)
1.3. Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị gì?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Độc tài chuyên chế.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Cộng hoà tư sản.
Câu 14. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc có tên gọi là
A. Quốc dân đảng Trung Quốc.
B. Trung Quốc đồng minh hội.
C. Đảng xã hội dân chủ.
D. Đảng quốc dân đại hội.
1.5. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. lạm phát tăng cao, nhà nước không thể điều tiết được.
B. sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
C. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
1.6. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?
A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.
B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.
D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
1.7. Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là
A. hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.
B. chính quyền liên hợp được thành lập.
C. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.
D. giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.
1.8. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929?
A. Khủng hoảng thừa, trong thời gian ngắn.
B. Khủng hoảng thừa, kéo dài nhất.
C. Khủng hoảng có quy mô toàn thế giới.
D. Khủng hoảng thiếu, trầm trọng nhất.
19. Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ là
A. kì thị các tôn giáo truyền thống.
B. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. vơ vét, bóc lột triệt để.
Câu 20. Sự kiện nổi bật nhất của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là
A. đánh chiếm Tử Cấm Thành.
B. tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
C. lật đổ triều đình Mãn Thanh.
D. kí điều ước Tân Sửu.
PHẦN II. TỰ LUẬN
1.. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
2.. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? Tính chất của cách mạng tháng Mười? Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | B | D | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | B | D | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | D | C | B | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | B | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN
1. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kính tế 1929 – 1933:
– Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản (SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3)
– Đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.
– Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
– Để đối phó lại cuộc khủng hoảng: các nước Đức-Italia-Nhật thiết lập hình thức thống trị mới (CNPX) ráo riết chạy đua vũ trang ⟶ báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
2. Cách mạng tháng Mười Nga:
* Giải quyết nhiệm vụ: Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản
* Tính chất: Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản)
* Vì sao (Nêu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga):
1. Đối với nước Nga:
– Đập tan ách áp bức bóc lọt của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
– Đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới.
2. Đối với thế giới:
– Làm thay đổi cục diện thế giới (CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa).
– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.