Trang Chủ Lớp 12 Đề thi học kì 1 lớp 12

Kiểm tra Hóa lớp 12 hết học kì 1: Cho 11,6 gam hexametylđiamin tác dụng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là bao nhiêu?

Cho 11,6 gam hexametylđiamin tác dụng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là bao nhiêu?; Cho các chất sau : anilin, metylamin, đimetylamin, kali hiđroxit, amoniac. Trật tự tăng dần tính bazơ từ trái qua phải của 5 chất trên là … trong Kiểm tra Hóa lớp 12 hết học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

1. Cho các chất: \({C_2}{H_5}N{H_2},\,C{H_3}COOH,\)\(\,{H_2}N – C{H_2} – COOH,\)\(\,ClN{H_3} – C{H_2} – COOH,\)

\(\,{H_2}N – C{H_2} – COO{C_2}{H_5}.\) Số chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4.

2. Cho các chất sau : anilin, metylamin, đimetylamin, kali hiđroxit, amoniac. Trật tự tăng dần tính bazơ từ trái qua phải của 5 chất trên là

A. anilin, metylamin, đimetylamin, amoniac, kali hiđroxit.

B. anilin, amoniac, đimetylamin, metylamin, kali hiđroxit.

C. anilin, amoniac, metylamin, đimetylamin, kali hiđroxit.

D. anilin, đimetylamin, amoniac, metylamin, kali hiđroxit.

3. Polivinylic được tổng hợp trực tiếp từ

\(\begin{array}{l}A.\,C{H_2} = CH – OH\\B.\,C{H_2} = CH – OCOC{H_3}\\C.\,C{H_2} = CH – Cl\\D.\,poli(vinyl\,axetat)\end{array}\)

4. Cho 11,6 gam hexametylđiamin tác dụng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100 ml.

B. 200 ml.

C. 300 ml.

D. 50 ml.

5. Dãy nào sau đây gồm các dung dịch đều làm quỳ hóa xanh?

Advertisements (Quảng cáo)

\(\begin{array}{l}A.\,{C_6}{H_5}ONa,\,{C_6}{H_5}N{H_2},\,C{H_3}N{H_2},\\\;\;\;\;\;\,{H_2}N – C{H_2} – COONa\\B.\,C{H_3}COONa,\,C{H_3}N{H_3}Cl,\\\;\;\;\;\,{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_6},\,C{H_3}N{H_2}.\\C.\,C{H_3}COONa,\\\;\;\;\;\,C{H_3}N{H_2},\,{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_6}N{H_2},\\\;\;\;\,{H_2}N – C{H_2} – COOC{H_3}.\\D.\,\,C{H_3}N{H_2},\,{H_2}N – C{H_2} – COOH,\\\;\;\;\;\;\,{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_6}N{H_2},\,C{H_3}COOK.\end{array}\)

6. 1,4 gam PE có số mắt xích là \(({N_A} = {6.10^{23}})\)

\(\begin{array}{l}A.\,{3.10^{23}}.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{3.10^{22}}.\\C.\,{2.10^{22}}.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{6.10^{22}}.\end{array}\)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

1. (2đ) Viết phương trình hóa học điều chế các polime sau từ các monome tương ứng:

a) Nilon – 6,6.

b) PE

c) Poli(metyl metcrylat)

d) PVC

8. (2đ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng dung dịch riêng rẽ trong các lọ mất nhãn sau: Lòng trắng trứng, tinh bột, glixerol, glucozơ.

9. (3đ) a) Phân tử A có bao nhiêu nhóm chức amino?

b) Lập công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.

c) Để trung hòa dung dịch chứa 7,5 gam A thì hết bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,1M và thu được bao nhiêu gam muối?

Advertisements (Quảng cáo)


II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

1. Chọn B.

Gồm 2 chất: \({H_2}N – C{H_2} – COOH;\)\({H_2}N – C{H_2} – COO{C_2}{H_5}.\)

2. Chọn C.

Tính bazơ tăng dần theo thứ tự:

Amin thơm, amin không no < \(N{H_3}\) < amin no bậc I < amin no bậc 2 < KOH.

3. Chọn D.

Thủy phân poli(vinyl axetat) bằng dung dịch NaOH được polivinylic.

4. Chọn B.

\({V_{HCl}} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2\) lít.

5. Chọn C.

\({C_6}{H_5}N{H_2},{H_2}N – C{H_2} – COOH\) không đổi màu quỳ, loại A và D.

Còn \(C{H_3}N{H_3}Cl\) là muối amoni của axit mạnh HCl nên quỳ hóa đỏ, loại B.

6. Chọn B.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

1. (2đ).

2. (2đ) Chọn thuốc thử \({I_2}\) chỉ làm xanh hồ tinh bột.

Chọn \(Cu{(OH)_2}\) trong \(O{H^ – }\) lần lượt vào các dung dịch:

+ Lòng trắng trứng hòa tan tạo hợp chất màu tím.

+ Glucozơ hòa tan tạo dung dịch xanh lam, sau đó đun nóng dung dịch lại có kết tủa đỏ gạch.

+ Glixerol chỉ hòa tan tạo dung dịch xanh lam, đun nóng không có hiện tượng gì.

3. (3đ). a) Số nhóm \(N{H_2}\) là 1 vì số nhóm amino axit = số mol HCl

b) A có dạng \({H_2}N – R – {(COOH)_m}\)

Khối lượng A = khối lượng muối – khối lượng HCl = 5,575 – 0,05.36,5 = 3,75 gam

\({M_A} = 75 = {M_R} + 45m + 16\)

m = 1 và R là \( – C{H_2} – \); A là \({H_2}N – C{H_2} – COOH\)

c) số mol NaOH = số mol A = 0,1 mol

\({V_{{\rm{dd}}/NaOH}} = \) 1,0 lít =  1000 ml; số mol \({H_2}N – C{H_2} – COONa = 0,1mol\)

Khối lượng muối: \({H_2}N – C{H_2} – COONa = 9,7gam.\)

Advertisements (Quảng cáo)