Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 6 năm học 2018 – 2019 của phòng GD và ĐT Tân Châu có đáp án chi tiết, trong đó phần văn tiếng Việt có 4 câu hỏi nhỏ cụ thể như sau:
UBND HUYỆN TÂN CHÂU KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn:Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. VĂN –TIẾNG VIỆT: (4,0đ)
Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)
2. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? (1đ)
3. Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. (0,5đ)
4. Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gởi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? (2đ)
II. LÀM VĂN:(6,0đ)
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.
Advertisements (Quảng cáo)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
Môn Ngữ văn Lớp 6
I. VĂN –TIẾNG VIỆT
1-.Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh
-Phương thức biểu đạt chính tự sự
2.-Số từ : hai (mẹ con)
-Lượng từ : mọi (người) mọi (sự)
3. HS chỉ ra cụm danh từ: hai mẹ con Lí Thông
4.-Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.
Advertisements (Quảng cáo)
– Qua đó gởi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo. Ước mơ về một xã hội công bằng “ Ở hiền gặp lành”.
II. Tập làm văn
Gợi ý dàn bài:
1.Mở bài
-Giới thiệu khái quát về kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó: cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn … ( sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện)
– Ấn tượng của bản thân về kỉ niệm đó
2. Thân bài
– Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
+ Thời gian, không gian
+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện ( hình dáng, tính cách…)
-Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
+Mở đầu câu chuyện
+Diễn biến câu chuyện
+Kết thúc câu chuyện
3. Kết bài
Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó
*Yêu cầu chung
-Điểm 5 – 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tốt.
-Điểm 3 – 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, diễn đạt tương đối tốt.
-Điểm 1 – 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt.
-Điểm 0: Lạc đề