Hướng dẫn giải chi tiết bài 1,2,3 SGK đại số lớp 10 trang 18. Bài tập thuộc bài “các tập hợp số” – Chương 1: Mệnh đề tập hợp.
A. Giải bài tập
Bài 1. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số
a) [-3;1) ∪ (0;4];
b) (0; 2] ∪ [-1;1);
c) (-2; 15) ∪ (3; +∞);
d) (-1;4/3) ∪ [-1; 2)
e) (-∞; 1) ∪ (-2; +∞).
Hướng dẫn: a) [-3;1) ∪ (0;4] = [-3; 4]
b) (0; 2] ∪ [-1;1) = [-1; 2]
c) (-2; 15) ∪ (3; +∞) = (-2; +∞)
d) e) Bạn tự giải. (Hoặc các em xem bài 2,3 thì sẽ rõ cách giải)
Bài 2. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số
a) (-12; 3] ∩ [-1; 4];
b) (4, 7) ∩ (-7; -4);
c) (2; 3) ∩ [3; 5);
d) (-∞; 2] ∩ [-2; +∞).
Giải: a) (-12; 3] ∩ [-1; 4] = [-1; 3]
b) (4, 7) ∩ (-7; -4) = Ø
Advertisements (Quảng cáo)
c) (2; 3) ∩ [3; 5) = Ø
d) (-∞; 2] ∩ [-2; +∞)= [-2; 2].
Học sinh tự vẽ.
Bài 3.(SGK trang 18 )
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số
a) (-2; 3) (1; 5);
b) (-2; 3) [1; 5);
c) R (2; +∞);
d) R (-∞; 3].
Hướng dẫn giải bài 3 :
Học sinh tự vẽ.
a) (-2; 3) (1; 5) = (-2; 1];
b) (-2; 3) [1; 5) = (-2; 1);
Advertisements (Quảng cáo)
c) R (2; +∞) = (- ∞; 2]
d) R (-∞; 3] = (3; +∞).
B. Ôn lại lý thuyết nếu các em chưa hiểu được cách giải
Lý thuyết về các tập hợp số
Tóm tắt kiến thức
1. Tập hợp số tự nhiên, kí hiệu N
N={0, 1, 2, 3, ..}.
2. Tập hợp số nguyên, kí hiệu là Z
Z={…, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, …}.
Tập hợp số nguyên gồm các phân tử là số tự nhiên và các phân tử đối của các số tự nhiên.
Tập hợp các số nguyên dương kí hiệu là N*
3. Tập hợp số hữu tỉ, kí hiệu là Q
Q={a/b / a, b∈Z, b≠0}
Mỗi số hữu tỉ có thể biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
4. Tập hợp số thực, kí hiệu là R
Một số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là I. Tập hợp số thực gồm các số hữ tỉ và các số vô tỉ.
R = Q ∪ I.
5. Một số tập hợp con của tập hợp số thực.
+ Đoạn [a, b] ={x ∈ R / a ≤ x ≤ b}
+ Khoảng (a; b) ={x ∈ R / a < x < b}
– Nửa khoảng [a, b) = {x ∈ R / a ≤ x < b}
– Nửa khoảng (a, b] ={x ∈ R / a < x ≤ b}
– Nửa khoảng [a; +∞) = {x ∈ R/ x ≥ a}
– Nửa khoảng (-∞; a] = {x ∈ R / x ≤a}
– Khoảng (a; +∞) = {x ∈ R / x >a}
– Khoảng (-∞; a) = {x ∈R/ x<a}