Trang Chủ Lớp 9 Khảo sát chất lượng lớp 9

Khảo sát đầu năm Ngữ Văn lớp 9 (Có hướng dẫn chi tiết)

Đề Khảo sát đầu năm môn Văn lớp 9 (Có hướng dẫn chi tiết) – Phòng GD&ĐT huyện Bình Giang

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

..Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

Advertisements (Quảng cáo)

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (2 điểm).

1) Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

Advertisements (Quảng cáo)

2) Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

– Nói phải củ cải cũng nghe

– Ông nói gà, bà nói vịt

– Lắm mồm lắm miệng

Câu 3 (5 điểm).

Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình.

(Địa phương được hiểu đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh)


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL ĐẦU NĂM NĂM HỌC  2014 – 2015 Môn Ngữ văn 9

I. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm đư­ợc nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá đ­ược một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm  xúc và sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng như­ng đáp ứng đ­ược các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ 

Câu Phần Nội dung Điểm
Câu 1 a – Đoạn văn trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” 0.5
– Tác giả: Lê Anh trà 0.5
b – Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về sự giản dị trong phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc) 0,5
– HS có thể chép lại một vài câu thơ hoặc bài thơ ngắn viết về sự giản dị của Bác.

VD: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Ngữ Văn 8)

+ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường (“Việt Bắc” – Tố Hữu)

+ Đôi dép đơn sơ
Đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi… (“Đôi dép Bác Hồ” – Tạ Hữu Yên)

(HS chỉ cần chép 1 ví dụ là  cho điểm tối đa)

0,5
c – Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn nhưng không dễ thực hiện. Phong cách HCM là một tấm gương lớn về phương diện này 0,5
–  Vì vậy, việc học tập phong cáchcủa Bác sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có đượcmotj bài học sinh độngvề việc kết hợp giữa tinh hoa văb hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc.

(HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

0,5
Câu 2

 

a – Các phương châm hội thoại:

+ Phương châm về luợng

+ Phương châm về chất

+ Phương châm lịch sự

+ Phương châm quan hệ

+ Phương châm cách thức

0,5
b

 

– Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại:

+ Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng

+ Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất

+ Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ

( Xác định đúng mỗi phương châm hội thoại  được 0,5 điểm)

1,5
Câu 3 a. Yêu cầu về kĩ năng:

– HS viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB

– Xác định đúng thể loại: Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh của địa phương

– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

– Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.

b. Yêu cầu về nội dung:

* Lưu ý: Địa phương: ở đây được hiểu đến cấp xã, huyện, tỉnh. Nhưng cần ưu tiên giới thiệu di tích lịch sử hoặc DLTC tại nơi HS sinh sống, nếu không có mới giới thiệu ở những đơn vị  cao hơn.

a)  MB::

– Lời chào, giới thiệu tên, nơi sinh sống của bản thân

– Giới thiệu chung về di tích lịch sử hoặc DLTC của địa phương.
b) TB::
* Giới thiệu về lịch sử hình thành di tích lịch sử hoặc DLTC của địa phương

* Các giai đoạn hình thành và phát triển của di tích lịch sử hoặc DLTC, gắn với những thay đổi về kiến trúc, diện mạo (nếu có)
* Giới thiệu vị trí, diện tích, cảnh quan, kiến trúc của di tích lịch sử hoặc DLTC
* Vị trí, vai trò của di tích lịch sử hoặc DLTC trong đời sống tinh thần của người dân địa phương và du khách thập phương (nếu có)
c) KB:
– Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sức sống và ý nghĩa văn hoá của di tích lịch sử hoặc DLTC của địa phương

– Lời nhắn gửi, lời chào.

* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:

Điểm 5: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên

Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, nhưng một vài chỗ diễn đạt chưa thật hay.

Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu

Điểm 2: Viết đúng thể loại, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.

Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu

Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt…Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

Advertisements (Quảng cáo)