Trang Chủ Lớp 9 Đề thi vào lớp 10

Tuyển tập và chọn lọc 5 đề ôn tuyển sinh môn Văn thi vào lớp 10 Hà Nội

Đề 1:

1. Cho hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then đêm sập cửa .

a) Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

b) Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ đó

2. Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đai học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “ Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.

3. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ (Theo Ngữ văn 9, tâp 1, trang 157, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên.


Đề 2:

1. Cho đoạn văn : “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lai với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miện móm mém của lõ mếu như con nít. Lão hu hu khóc….

( Trích Lão Hạc- Nam Cao)

a) Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Chỉ rõ từ ngữ được dùng để phép lien kết trong đoạn văn?

b) Những từ ngữ nào trong đoạn văn có cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó

2. Suy nghĩ của em về câu văn: “ Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước vẻ đẹp của vũ trụ, trước sự cao quý của cuộc đời,chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn”

(Thạch Lam )

3.

LẠI BÀI VIẾNG VŨ THỊ

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương

 Miếu ai như miếu vọ chàng Trương

    Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy đến nàng.

Advertisements (Quảng cáo)

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng.

Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

(Lê Thánh Tông, Hồng Đức quốc âm thi tập,

NXB Văn Hóa , Hà Nội, 1962)

Qua những lời thơ trên và dựa vào văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ( theo SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục), em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến ?


Đề 3:

PHẦN I: Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

…”Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014, trang 156)

1. Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì?

2. Cho biết giá trị của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bằng một đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 câu), có sử dụng câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa, hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên.

Advertisements (Quảng cáo)

(Chú ý: Xác định câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa đã sử dụng trong đoạn văn vừa viết bằng ghi chú rõ ràng)

PHẦN II: 

Có một tác phẩm được kết thúc như sau: “… Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

1. Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm đó?

2. Kết thúc ấy cần được hiểu như thế nào?

3. Từ những hiểu biết về nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy nói về tình cảm của mỗi con người với quê hương


Đề 4:

Phần I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)

1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết:

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.

2. Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí.

3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy.

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp với chủ đề: Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối đề liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).

Phần II. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)

1. Nêu chủ để của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề.

2. Vì sao tác giả cho rằng: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ”

3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh.


Đề 5:

Phần I.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.

3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).

Phần II. Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan):

…Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?

2. Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?

3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.

Advertisements (Quảng cáo)