Mời các em học sinh cùng nhau tham khảo chi tiết đề kiểm tra chất lượng cuối năm học lớp 9 môn Ngữ Văn của trường PTDTNT KONG CHRO Gia Lai
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa loá vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn […] Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
(Trích Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)
1. Tác giả của tác phẩm Bến quê là ai?
A. Nguyễn Minh Châu
B. Nguyễn Thành Long
C. Lê Minh Khuê
D. Nguyên Hồng
2. Truyện Bến quê được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ ba
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Biểu cảm kết hợp miêu tả
B. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Nghị luận có yếu tố miêu tả và biểu cảm
4. Hai đoạn văn trong đoạn trích trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
5. Ý nào sau đây nêu đúng tình huống của truyện Bến quê?
A. Nhĩ ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nên anh luôn day dứt về điều đó.
B. Nhĩ bị ốm, muốn con thay mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã nhiều lần sang chơi.
C. Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh khao khát được một lần đặt chân lên bờ bên kia sông Hồng.
D. Nhĩ bị ốm, anh mong khỏi bệnh để đi thăm những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được.
6. Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của truyện “Bến quê”?
A. Thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống, gia đình, quê hương
B. Đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm trong tâm hồn: Tình cảm gia đình, tình bạn
C. Khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối đời với nỗi khổ đau và niềm khao khát cháy bỏng
D. Thức tỉnh con nhười hãy biết tìm đến chỗ dựa tình thân mỗi khi gặp khó khăn
Advertisements (Quảng cáo)
7. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện Bến quê?
A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
C. Tổ chức đối thoại giữa các nhân vật
D. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
8. Câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” có hàm ý gì?
A. Nhĩ chợt nhận ra nghịch lí của cuộc đời anh.
B. Nhĩ chợt nhận thấy hết vẻ đẹp và sự giàu có của quê hương.
C. Niềm say mê pha lẫn với niềm ân hận của Nhĩ.
D. Cả ý A, B và C đều đúng.
9. Phần gạch chân trong câu văn: “Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” là thành phần gì ?
A. Thành phần gọi – đáp
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần phụ chú
D. Thành phần tình thái
10. Phần in đậm trong câu văn “Ngoài cửa sổ bây giờ mấy bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.” là thành phần gì?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Thành phần gọi – đáp
B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần phụ chú
D. Thành phần tình thái
11. Câu văn “Bên kia những hàng cây bằng lăng tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.” thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu đơn bình thường
B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ
D. Câu mở rộng bộ phận vị ngữ
12. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
A. Suy nghĩ về câu Uống nước nhớ nguồn.
B. Bàn về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên.
D. Bàn về hai nhân vật Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nêu luận điểm chính của văn bản ấy.
Câu 2 (5 điểm):
Suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2)