Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề thi cuối kì lớp 9 môn Văn học kì 1: Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng các từ láy đó

Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng các từ láy đó.; Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên? … trong Đề thi cuối kì lớp 9 môn Văn học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

PHẦN I (6đ)

Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

1. Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy giới thiệu về bài thơ có đoạn trích trên?

2. Tại sao có thể nói các câu thơ trên có hình thức độc thoại nội tâm? Cho biết vai trò của hình thức đó trong đoạn trích

3. Hãy chỉ rõ những từ láy được dùng trong các câu thơ trên và tác dụng của việc dùng các từ láy đó.

4. Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”?

PHẦN II (4đ)

Advertisements (Quảng cáo)

1. Phần kết của Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố kì ảo nào?

2. Em hãy cho biết ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đó

3. Từ nhân vật Vũ Nương, em suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ phong kiến


Phần I:

1. Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

Tác giả:

– Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– Thơ Nguyễn Duy cuốn hút người đọc bằng cảm xúc chân thành, vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

– Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư về con người và cuộc sống.

Tác phẩm:

Advertisements (Quảng cáo)

– Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật -> không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ.

+ Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn…

– In trong tập “Ánh trăng” (1984) – tập thơ được giải A ccuar Hội Nhà văn Việt Nam năm đó.

2. – Đoạn thơ thuộc hình thức độc thoại nội tâm vì: đây là những lời tâm sự trong lòng tác giả, không được phát ra thành lời

– Tác dụng: cho thấy những trăn trở, day dứt của người thi nhân khi đối mặt với vầng trăng. Nhận ra sự bội bạc của mình với quá khứ thủy chung tình nghĩa.

3. – Từ láy: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc

– Tác dụng:

“Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình ⟶ để rồi thức tỉnh.

“tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

“im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc ⟶ cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.

4. – Từ “mặt” thứ nhất là mặt người

– Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng

Phần II.

1. Yếu tố kì ảo:

– Phan Lang nằm mộng – thả rùa – được cứu – gặp Vũ Nương dưới thủy cung – rẽ nước tìm về dương gian.

– Vũ Nương hiện lên lộng lẫy ở sông Hoàng Giang rồi biến mất.

2. – Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn người đọc.

– Làm hoàn chỉnh tô đậm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự.

– Tạo nết kết thúc phần nào có hậu về mơ ước ngàn đời của nhân dân về việc ở hiện gặp lành.

3. – Họ mang trong mình những vẻ đẹp cả hình thức và tâm hồn: hiếu thảo, tiết hạnh, thủy chung, đảm đang,…

– Số phận bất hạnh:

+ Không được tự quyết định đời mình, bị lệ thuộc

+ Bị lễ giáo hà khắc chèn ép đến bước đường cùng

+ Chế độ nam quyền độc đoán, tước đoạt hạnh phúc của họ.

+ …

Advertisements (Quảng cáo)