I. Trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1 . Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…) Thay cho các số 1, 2, 3.. trong các câu sau đây: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới…. (1)….. , hoạt động…. (2)….. của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50°C.Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng …..(3) …..nên có thể sống được ở… (4)….. rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật…. (5)…. và sinh vật biến nhiệt.
Câu 2 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Các nhân tố vô sinh là gì?
A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí
B. Địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc… và đất, đá, các thành phần cơ giới…
C. Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ…
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Tại sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
A. Cây trong rừng được ánh sáng chiếu vào phía trên nhiều hơn phía dưới
B. Lá cây ở phía dưới thiếu ánh sáng nên quang hợp kém, không đủ chất hữu cơ tích luỹ để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp.
C. Khả năng lấy nước cũng kém nên cành khô héo dần và sớm rụng
D. Cả A, B và C đều đúng.
3. Địa y và cành cây cỏ quan hệ:
A. Cộng sinh B. Cạnh tranh
C. Kí sinh D. Hội sinh
4. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là phương pháp:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ
B. Giao phổi giữa bố, mẹ với con cái của chúng
C. Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau
D. Câu A và B đều đúng
5. Phép lai nào sau đây có ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 ?
A. AAbbCC × aaBBcc
B. AAbbCC × AaBBcc
C. AABbCC × AaBBcc
D. Aabbcc × aaBBCc
II. Tự luận: (5đ)
Câu 1 . Ọuần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Hãy nêu ví dụ minh hoạ.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
Câu 3 . Hãy nêu khái niệm môi trường. Có mấy loại môi trường chủ yếu? Cho ví dụ.
I. Trắc nghiệm: (5đ)
Câu 1 .
(1) – hình thái, (2) – sinh lí, (3) – thích nghi cao,
(4) – nhiệt độ, (5) – hằng nhiệt
Câu 2.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
D |
D |
A |
II. Tự luận: (5đ)
Câu 1. * Quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sổng trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định. Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối hoặc giao phấn với nhau để sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
* Quan hệ giữa các sinh vật trong một quần thể và ví dụ:
Các cá thể sinh vật trong một quần thể thường có 2 dạng quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
– Ví dụ về quan hệ hỗ trợ:
+ Trâu rùng sống thành bầy đàn đã hỗ trợ nhau tìm thức ăn và chống chọi kẻ thù.
+ Quần thể các cây thông mọc trên đồi, đã giúp chúng hồ trợ với nhau để tránh được gió bão, tránh mất nước và giữ nước tốt hơn.
– ví dụ về quan hệ cạnh tranh:
+ Giữa các cây thông trên một đồi thông vẫn thường xuyên xảy ra cạnh tranh nguồn khoáng, nước, ánh sáng.
+ Các con sói trong bầy cùng nhau hỗ trợ tìm mồi và cùng cạnh tranh với nhau để ăn khi có mồi.
Câu 2 . – Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
– Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức: dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của giống bố.
– Ví dụ: lợn ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao → lợn con mới đẻ tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.
Câu 3 . * Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
* Phân loại môi trường: có 4 loại môi trường chủ yếu
– Môi trường nước. Ví dụ: cá chép. Cá heo,…
– Môi trường trên mặt đất – không khí. Ví dụ: chim sâu, bò,…
– Môi trường trong đất. Ví dụ: giun đất, chuột chũi,…
– Môi trường sinh vật. Ví dụ: giun đũa, sán lá gan,..