Các em cùng nhanh tay thử sức với đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 9 của Sở GD và ĐT An Giang. Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu và Tập làm văn, với thời gian làm bài 90 phút.
I.ĐỌC HIỂU (3,0 đ)
Đọc kĩ văn bản sau:
Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc …. Xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó.
Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên có/tập/tạo thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.
(Theo duongcv.wordpress.com, Giới trẻ và việc lạm dụng các sản phẩm công nghệ trong giao tiếp)
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 đ)
Câu 2. Cụm từ: “những trò chơi ngoài trời” là cụm từ gì? Xác định mô hình của cụm từ này. (1,0 đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3. Nội dung chính của văn bản? (0,5đ)
Câu 4. Trong cụm từ: “giới trẻ nên có/tập/tạo thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh”, em chọn từ nào trong ba từ có/tập/tạo để diễn đạt ý nghĩa? Giải thích vì sao em chọn từ đó. (1,0 đ)
LÀM VĂN (7 đ)
Câu 1. (2,0 đ)
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để khắc phục tinhd trạng lạm dụng và bị phụ thuộc vào điện thoại thông minh của giới trẻ ngày nay.
Đề 2. (5,0 đ)
Cảm nhận của em về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn qua đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) của G.Lân-đơn, ngữ văn 9, tập hai.