Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Thêm 1 đề Kiểm tra cuối kì 2 môn Sinh lớp 7 trường THCS Hai Bà Trưng hay

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh trường THCS Hai Bà Trưng năm 2017. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

1 (1đ): Nêu tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm hình 47.5.

2 (2,5đ) :Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

3 (1,5đ): Nêu đặc điểm chung lớp lưỡng cư ?

4 (1,5đ) : Đọc đoạn thông tin sau, dựa vào đó trả lời các câu hỏi.

Chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào ngay cả khi không đói. Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi.Với thói quen này hang năm thiệt hại do chuột gây ra là rất lớn chúng ăn hết hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm. đặc biệt là bệnh dịch hạch.

Trong thế giới sinh vật tự nhiên, một số loài chim, thú, rắn rất ham săn bắt chuột. chuột là thức ăn của mèo, chim cú mèo, đại bàng, rắn…………..

a. Chuột thuộc bộ nào, lớp nào trong ngành động vật có xương sống ?

b. Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói?

Advertisements (Quảng cáo)

c. Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột ?

5 (2 đ) Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?

6 (1,5 đ) Chú thích hình sơ đồ cấu tạo bộ não thỏ ?

ĐÁP ÁN:

1. Cơ hoành co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực, tham gia quá trình trao đổi khí ở phổi.

– Khi cơ hoành co (B): thể tích lồng ngực tăng, không khí tràn vào phổi.

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi cơ hoành dãn (A): thể tích lồng ngực giảm, không khí từ phổi tràn ra ngoài

2.

Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
Da khô, có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu Bảo vệ màng nhĩ, hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính cho sự di chuyển.
Bàn chân có năm ngón có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn.

3.Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi , hô hấp bằng phổi và da , có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, là động vật biến nhiệt, sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

4. a.Chuột thuộc bộ gặm nhấm, lớp thú

b.Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi

c.Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột : nuôi mèo; bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn…………..

5. Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm là hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người

– Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.

– Chim cho lông (vịt, ngan, ngỗng)làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí ( lông đà điểu).

– Chim được huấn luyện để săn mồi ( chim ưng, đại bàng….)

– Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời………)

– Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật hoa gúp cây thụ phấn)

– Tuy nhiên một số loài chim có hại cho nền kinh tế nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá

6.Chú thích 6 ý mỗi ý đúng

Advertisements (Quảng cáo)