I. TRẮC NGHIỆM: (2đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Đặc điểm của hệ bài tiết ở chim giống với bò sát là:
A. Có thận sau
B. Có bóng đái
C. Không có bóng đái
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Các ngón chân có vuốt cong, dưới bàn chân có đệm thịt dày, thích nghi với cách bắt mồi nào ?
A. Rình mồi B. Vồ mồi
C. Đuổi mồi D. Cả A và B.
3. Lớp Chim sống ở những môi trường nào dưới đây ?
A. Ở cạn
B. Ở nước
C. Trên không
D. Cả A, B và C
Câu 4. Biện pháp đấu tranh sinh học có nhược điểm là:
A. Không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Loài này bị tiêu diệt tạo điều kiện cho loài khác phát triển
C. Một loài thiên địch vừa có ích vừa có hại
D. Cả A, B và C đều đúng
II. TỰ LUẬN (8đ)
1. So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu. Từ đó rút ra sự tiến hoá ?
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay. Dơi mang những đặc điểm nào của lớp Thú ?
3. Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật sống ở đới lạnh. Nhận xét về số loài động vật sống ở đây và giải thích.
I. TRẮC NGHIỆM: (2đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
D |
D |
D |
II. TỰ LUẬN (8đ)
Advertisements (Quảng cáo)
1. * So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu.
Ếch |
Chim bồ câu |
– Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) – Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. – 2 vòng tuần hoàn kín |
– Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) – Máu không pha trộn, đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim. – 2 vòng tuần hoàn kín |
-> Rút ra sự tiến hoá:
Hệ tuần hoàn có sự tiến hoá từ tim 3 ngăn, máu pha (ếch) đến tim 4 ngăn, máu không còn pha trộn, đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở chim bồ câu.
2. * Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:
– Có màng cánh rộng
– Thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.
– Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể
– Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao.
* Dơi mang những đặc điểm của lớp Thú:
– Có vú
– Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
– Có các đặc điểm như: cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón tay giống thú.
3. * Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh.
– Cấu tạo:
+ Bộ lông dày: Giữ nhiệt
+ Mỡ dưới da dày: Dự trữ năng lượng chống rét
+ Mùa đông có bộ lông màu trắng: Che mắt kẻ thù Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét: Tiết kiệm năng lượng và tránh
nơi rét.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: Thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt.
* Nhận xét về số loài động vật sống ở đây và giải thích:
– Số loài động vật sống ở môi trường đới lạnh rất ít.
– Do khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt (ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn) nên chỉ có một sô ít loài tồn tại, vì có những thích nghi đặc trưng.