Bài 1: Trong một thí nghiệm gieo đồng thời hai quân súc sắc, sau 10 lần gieo, kết quả tổng “số điểm” (số chấm) của hai quân sau mỗi lần gieo được ghi như sau: 8; 9; 4; 7; 3; 11; 8; 5;4;12.
Hãy cho biết:
a) Giá trị cao nhất của “số điểm”.
b) Số trung bình của “số điểm”.
c) Tần số của “số điểm” 4.
d) Mốt của “số điểm”.
Bài 2: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối lớp 7 được ghi lại như sau:
Lớp |
7A |
7B |
7C |
7D |
7E |
7G |
7H |
Số học sinh giỏi |
32 |
28 |
32 |
35 |
28 |
26 |
28 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Cho biết đơn vị điều tra.
b) Lập bảng tần số và nhận xét.
c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Bài 3: Hai xạ thu A và B cùng thực hiện 10 lượt bắn (mỗi lượt bắn 1 phát đạn) số điểm đạt được sau mỗi lượt bắn được ghi lại như sau:
Advertisements (Quảng cáo)
Lượt bắn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
10 |
9 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
7 |
6 |
6 |
B |
7 |
7 |
7 |
6 |
7 |
9 |
7 |
9 |
10 |
10 |
a) Tính số điểm trung bình của mỗi xạ thủ.
b) So sánh kết quả của hai xạ thủ A và B rồi nhận xét về khả năng của từng người.
Bài 1:
a) Giá trị cao nhất của “số điểm”: 12.
b) Số trung bình của “số điểm”:
Advertisements (Quảng cáo)
\(\overline {\rm{X}} = {{3.1 + 4.2 + 5.1 + 7.1 + 8.2 + 9.1 + 11 + 12.1} \over {10}} \)\(\;= {{71} \over {10}} = 7,1.\)
c) Tần số của “số điểm” 4 là: 2.
d) Mốt của “số điểm” là: 4 và 8.
Bài 2:
a) Dấu hiệu là: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối 7.
Đơn vị điều tra: Học sinh khối 7.
b) Lập bảng “tần số”:
Số học sinh giỏi (x) |
26 |
28 |
32 |
35 |
|
Tần số (n) |
1 |
3 |
2 |
1 |
N = 7 |
c) Vẽ biểu đồ:
Bài 3:
a) Điểm trung bình của xạ thủ A
\(\overline {\rm{X}} = {{6.2 + 7.1 + 8.5 + 9.1 + 10.1} \over {10}} = {{78} \over {10}} = 7,8.\)
Điểm trung bình của xạ thủ B
\(\overline {\rm{X}} = {{6.1 + 7.5 + 9.2 + 10.2} \over {10}} = {{79} \over {10}} = 7,9.\)
b) Điểm trung bình của xạ thủ B lớn hơn điểm trung bình của xạ thủ A nên xạ thủ B có kỹ năng bắn súng tốt hơn xạ thủ A.