Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Đề số 19 Bài kiểm tra học kì 1 Sinh học 6: Cây cần khí gì đế chế tạo tinh bột?

Đề số 19 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 6: Hãy điền các từ thích hợp: Mạch gỗ, mạch rây, ruột, lông hút, biểu bì, thịt vỏ vào các số 1,2,3,4, 5,6 trên sơ đồ lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây

I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)

1. Hãy điền các từ thích hợp: Mạch gỗ, mạch rây, ruột, lông hút, biểu bì, thịt vỏ vào các số 1,2,3,4, 5,6 trên sơ đồ lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây.

 

   Hình 5. Sơ đồ lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây

 2. Điền các từ thích hợp cho sẵn dưới đây vào chỗ dấu chấm (…) thay cho các số 1, 2, 3… trong các câu sau:

     a. Cho các từ: đóng mở, bảo vệ, thu nhận ánh sáng, biểu bì, khí ôxi, chất hữu cơ, lỗ khí, lục lạp.

– Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào ….(l)…trong suốt nên ánh sáng có thể

xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Trên biểu bì có nhiều.. …(2)… giúp lá trao đổi

khí và thoát hơi nước.

– Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày, có chức năng .. (3)… cho các

phần bên trong của phiến lá.

-Các tế bào thịt lá có chứa nhiều… (4)… gồm nhiều lớp có những đặc điểm

khác nhau phù hợp với chức năng … (5)…, chứa và trao đổi khí để chế tạo

… (6)… cho cây.

b. Cho các từ: khí cacbônic, khí ôxi, tinh bột, năng lượng

Cây có hô hấp, trong quá trình đó cây lấy.. (7)… để phân giải các chất

hữu cơ, sản ra… (8)… cần cho các hoạt động sống đồng thời thải ra khí

Advertisements (Quảng cáo)

cacbônic và hơi nước.

II. TỰ LUẬN (5đ)

1.

a.Cây cần khí gì đế chế tạo tinh bột?

b. Trình bày thí nghiệm chứng minh. Nêu kết quả thí nghiệm, giải thích, từ đó rút ra kết luận?

2. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao?


 

I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)

1.

1. Lông hút,           2. biểu bì,                           3. Thịt vỏ,

Advertisements (Quảng cáo)

4. Mạch rây,          5.Mạch gỗ,                         6. Ruột

2.

1. biểu bì,               2. lỗ khí,                             3. bảo vệ,

4. lục lạp,               5. thu nhận ánh sáng,         6. chất hữu cơ,

7. khí ôxi,               8. năng lượng

II. TỰ LUẬN (5đ)

1.

a. Cây cần khí cacbônic để chế tạo tinh bột

 b. Trình bày thí nghiệm chứng minh:

Thí nghiệm:

Đặt hai chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết.

Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây.

Trong chuông A cho thêm cốc chứa nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông.

Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng.

– Kết quả: Thử 2 lá cây bằng dung dịch iốt loãng:

+ Lá cây trong chuông B có màu xanh tím

+ Lá cây trong chuông A không có màu xanh tím

– Giải thích:

+ Lá cây trong chuông A không thể chế tạo tinh bột được, vì trong chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong, dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông. Do vậy lá cây trong chuông A không chế tạo được tinh bột nên khi thử bằng dung dịch iốt thì không có màu xanh tím.

+ Lá cây trong chuông B có màu xanh tím chứng tỏ có tinh bột, tinh bột kết hợp với dung dịch iôt loãng thì cho màu xanh tím.

-Kết luận: Không có khí cacbônic cây không chế tạo được tinh bột.

2. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

– Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

– Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.

Advertisements (Quảng cáo)