Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

[Đề số 22] Kiểm tra học kì 1 Sinh học 6: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc?

Đề số 22 – Kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 6: Vì sao trong phòng ngủ không nên để nhiều hoa và cây cảnh, đóng cửa kín?

I.   TRC NGHIỆM (4đ) Hãy chọn phương án trả li đúng nhất:

1. Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc ?

Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.

Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.

Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.

Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây me.

2. Vì sao trong phòng ngủ không nên để nhiều hoa và cây cảnh, đóng cửa kín?

Vì ban đêm cây cảnh và cành hoa lấy ôxi

Vỉ đóng cửa kín thì không khí không lưu thông được.

c.Vì ban đêm cây cảnh và hoa lấy ôxi thải ra khí cacbônic

Cả b và c đúng.

3.. Chức năng của tế bào thịt lá ?

      a. Dự trữ chất dinh dưỡng                        b. Tổng hợp chất hữu cơ

      c. Nâng đỡ                                                 d. Cả a, b và c

4.. Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ ?

a. Đáp ứng được nhu cầu ánh sáng cho cây quang hợp

b. Đáp ứng về nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp

c. Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những

d. đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây

Advertisements (Quảng cáo)

e. Cả a và b

5.. Các nhóm cây nào sau đây trong sản xuất dùng hình thức giâm cành ?

      a. Rau cải. rau ngót, khoai lang                 b. Rau ngót, khoai lang, cây san

      c. Cây mía, dâm bụt, thuốc bỏng              d. Cả b và c đều đúng.

6.. Cấu tạo của nhuỵ ?

      a. Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, noãn                            b. Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ

      c. Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ và noãn       d. Cả a, b và c đều đúng

7.. Thứ tự cấu tạo của phiến lá ?

a. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

b. Biểu bì năm ngoài, đến thịt lá, đến lỗ khí, đến gân lá

c. Biểu bì nằm ngoài, đến thịt lá, gân lá nằm xen giữa phần thịt lá

d. Cả a, b và c đều đúng.

Advertisements (Quảng cáo)

8.. Bộ phận nào của cây có khả năng quang hợp ?

a. Lá cây                                                     b. vỏ cây

c. Vỏ cây và rễ                                           d. Cả a và b

II.     TỰ LUẬN (6 đim)

1.. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây ? Những loại cây nào người ta hay dùng phương pháp chiết cành ?

2.. Theo vị trí của thân trên mặt đất có những loại thân nào ? Lấy ví dụ ?

3.. Rễ và thân là những bộ phận thuộc quan nào của cây xanh ? Nêu chức năng của rễ và thân ?


I. TRẮC NGHIỆM (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

a

X

b

X

c

X

X

d

X

X

X

X

II. TỰ LUẬN (6đ)

1.

– Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

– Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

– Ghép cây: là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.

Người ta dùng phương pháp chiết cành đối với những cây lấy quả như cam, chanh, nhãn. bưởi…

2. Theo vị trí của thân trên mặt đất chia thành các loại thân sau:

– Thân đứng có ba dạng:

+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Ví dụ: cây đa, cây mít…

+ Thân cột: cứng, cao, không cành. Ví dụ: cây dừa, cây cau…

+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cây lúa, cây ngô…

–  Thân leo: + Leo bằng thân quấn: mồng tơi. bìm bìm…

+ Leo bằng tua cuốn: đậu Hà Lan, mướp hương…

–  Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát đất. Ví dụ: khoai lang, rau má…

3.

– Rễ và thân là các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.

Rễ giữ cho cây mọc được trên đất, rễ hút nước và muối khoáng: hoà tan.

Thân có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá.

Advertisements (Quảng cáo)