1.. (2,0đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.
(SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.
b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”?
2.. (2,0đ)
Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :
Một năm sau khi đuổi giặc,một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy.
(Sự tích Hồ Gươm)
a) Gạch chân (1 gạch ) dưới các cụm danh từ.
b) Gạch chân (2 gạch ) dưới các chỉ từ.
c) Gạch chân ( 3 gạch) dưới các danh từ riêng.
d) Khoanh tròn các số từ
3.. (5,0đ)
Kể về một người em yêu quý nhất
Advertisements (Quảng cáo)
1.
a.
– Tác phẩm: Thạch Sanh
– Thể loại: Truyện cổ tích
b.
– Nhân vật chính: Thạch Sanh
c.
– Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”:
+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông
⟶ Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
– Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng
⟶ Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Advertisements (Quảng cáo)
2.
a.
Gạch chân dưới các cụm danh từ:
+ Một năm sau
+ một hôm
+ nhân dịp đó
+ thanh gươm thần ấy.
b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ:
+ đó
+ ấy
c. Gạch chân ( 3 gạch ) dưới các danh từ riêng; ( 1đ)
+ Lê Lợi
+ Tả Vọng
+ Long Quân
+ Rùa vàng
d. Khoanh tròn các số từ : một , một
3.
a) Mở bài
– Giới thiệu người bạn thân và tình cảm của em…
b) Thân bài
– Kể, tả đặc điểm về ngoại hình, tính tình của bạn.
– Kể về việc làm, sở thích…của bạn.
– Tình cảm của em với bạn:
+ Bạn là người chia sẻ niềm vui nỗi buồn…
+ Bạn giúp đỡ trong học tập…
+ Kỉ niệm sâu sắc với bạn…
c) Kết bài
– Cảm nghĩ của em về bạn.