Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 2 lớp 8

[Hoài Nhơn] Thi kì II Văn 8: Thế nào là câu cầu khiến? Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến?

Đề thi kì 2 môn Văn lớp 8 mới nhất 2016 của Phòng GD & ĐT huyện Hoài Nhơn: Trong câu “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?

Phần I. Trắc nghiệm

A. Đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng

1: Bài thơ “Quê hương” Của tác giả Tế Hanh được rút từ tập thơ nào?

A. Hoa niên.
B.Nghẹn ngào.

C.Gửi miền bắc.
D.Hai nửa yêu thương.

2: Bản dịch bài thơ ”Đi đư­ờng” thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt
B.Song thất lục bát.

C.Lục bát.
D.Ngũ  ngôn tứ tuyệt

3: Trong các câu sau, câu nào là câu nghi vấn?:

A. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

B.Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố)

C.Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! ( Tố Hữu)

D.Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. (Tế Hanh)

4: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?

A. Thân mật.
B.Kính trọng.

C.Quỵ lụy.
D.Luồn cúi.

Advertisements (Quảng cáo)

5. Nội dung chủ yếu của bài thơ “Đi đường”  là gì ?

A. Từ việc đi đường núi, gợi ra chân lí về đường đời.

B.Miêu tả cảnh vật núi non hùng vĩ, trập trùng trên đường đi.

C.Nói về việc đi đường vất vả, phải trèo đèo, vượt núi gian nan.

D.Diễn tả niềm vui khi lên đỉnh cao chót vót, nhìn bao quát muôn trùng nước non.

6: Trong câu “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?

A. Hành động trình bày.
B.Hành động hỏi.

C.Hành động bộc lộ cảm xúc.
D.Hành động điều khiển.


B.
Nối cột A ( văn bản) và cột B( nội dung, đề tài)cho phù hợp ( 0.5 đ )

Văn bản ( A)

Nội dung, đề tài (B)

 A+B

1. Nhớ rừng a. Sự uất ức của người tù Cách mạng 1 +…….
2. Quê hương b. Sự hòa hợp giữa người và trăng 2 +…….
3. Khi con tu hú c. Lời con hổ ở vườn Bách thú 3 +…….
4. Ngắm trăng d. Nhớ về một làng chài ven biển 4 +…….
e. Từ việc đi đường để nói về đường đời


C.Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) ( 0.5 đ)

1.Văn nghị luận rất cần……………………………………. Nó giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc ( người nghe).

Advertisements (Quảng cáo)

2. Vai xã hội là vị trí của người………………………………………. đối với người khác trong cuộc thoại.

 D. Những câu sau, câu đúng ghi Đ, câu sai ghi S vào ô phía trước ? 

[  ]  1. “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ ngôn ngữ bình dị mà cô đọng đầy gợi cảm.

[  ]   2. Câu nghi vấn là câu có chức năng dùng để hỏi.

[  ]    3. Bài thơ “Nhớ rừng” của Tố Hữu đã thể hiện lời con hổ đang bị giam cầm ở vườn Bách thú.

[  ]    4. Câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Phần II. Tự luận 

1:Thế nào là câu cầu khiến? Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến?

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, “Dế mèn phiêu lưu kí”)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

– Các em đừng khóc. Trưa nay các em vẫn được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. (Thanh Tịnh, “Tôi đi học”)

2: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên. Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.


Đáp án đề thi học kì 2 – VĂN lớp 8

Phần I: Trắc nghiệm

Câu

1 2 3 4 5

6

Đáp án

B C A B A

C

Phần II: Tự luận

1:   Đáp án: Khái niệm đúng theo sgk Ngữ văn 8 tập II trang 31

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. b) Các em đừng khóc.

2 * Yêu cầu:

+ Hình thức : Có bố cục 3 phần theo phương thức văn nghị luận, lời văn trong sáng, có sự kết hợp với các yếu tố khác như miêu tả, biểu cảm.

+ Nội dung : Làm rõ nhận định: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.

– Một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn, đầy gợi cảm. Cảnh thiên nhiên trong bức tranh trong trẻo, tươi tắn, đầy thi vị “ trời trong”, “ gió nhẹ”, “ sớm mai hồng”. Đặc biệt là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” lúc bình minh lên và cảnh “ ồn ào trên bến đổ”, “ tấp nập đón ghe về trên bến ngày hôm sau với “ cá đầy ghe” “ thân bạc trắng” đầm ấm, rộn ràng. Bức tranh có những hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn, hùng tráng từ hình ảnh “ cánh buồm trương to như mảnh hồn làng” đến hình ảnh con người “ dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”…

– Bài thơ bộc lộ tình cảm đậm đà của tác giả khi xa quê. Nếu không gắn bó, yêu quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ, vần thơ tươi tắn, nồng nàn đến như vậy.

– Tình cảm của em với quê hương mình.

Advertisements (Quảng cáo)