Trang Chủ Lớp 6 Bài tập SGK lớp 6

Giải bài 43,44,45 ,46,47 trang 94,95 SGK Toán 6 tập 2: Tam giác

Tam giác: giải bài 43 trang 94; bài 44,45,46,47 trang 95 SGK Toán 6 tập 2 chương 2 hình.

Δ ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC , CA khi A,B,C không thẳng hàng.

Cạnh và góc của tam giác.

– Ba cạnh: AB,BC,CA;

– Ba góc: ∠A, ∠B,∠C

2016-01-10_215351

Đáp án và lời giải bài tập trong sách giáo khoa trang 94,95  Toán tập 2

Bài 43. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Hình tạo thành bởi ….. được gọi là ΔMNP.

b) ΔTUV là hình……… .

TL: a) Ba đoạnthẳng MN,NP,PM khi M,N,P không thẳng hàng.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Gồm ba đoạn TU,UV,VT khi T,U,V không thẳng hàng,


Bài 44. Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:

Tên  tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
Δ ABI A,B,I
Δ AIC  ∠IAC,∠ACI, ∠CIA
Δ ABC  AB, BC, CA

2016-01-10_215909

Điền vào bảng có kết quả như sau:

Tên  tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh
Δ ABI A,B,I  ∠BAI, ∠ABI, ∠IAB  AB, BI, IA
Δ AIC  A,I,C  ∠IAC, ∠ACI, ∠CIA  AI, IC, CA
Δ ABC  A,B,C  ∠BAC, ∠ABC, ∠ACB  AB, BC, CA

Bài 45. Xem hình 55 rồi trả lời các câu hỏi sau.

a) Đoạn thẳng AI là cạnh chung của những Δ nào?

Advertisements (Quảng cáo)

b) Đoạn thẳng AC là cạnh chung của những Δ nào?

c) Đoạn thẳng AB là cạnh chung của nhữngΔ nào?

d) Hai Δnào có hai góc kề bù nhau?

Đáp án: a) ΔAIB và ΔAIC.

b) Δ ACI, ACB.

c) ΔABI, ABC.

d) Hai Δ AIB và AIC có hai góc đỉnh I kề bù nhau  là hai góc AIB và AIC


Bài 46. Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:

a) vẽ ΔABC, lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đó vẽ các tia AM, BM,CM.

b) vẽ ΔIKM, lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạnthẳng IA,KB.

Hình vẽ như sau:


Bài 47. Vẽ đoạn thẳng IR dài 3cm. Vẽ một điểm T sao cho TI = 2,5cm, TR = 2cm. Vẽ ΔTIR

2016-04-05_141004

– Vẽ đoạnthẳng IR có độ dài 3cm
– Vẽ tiếp cung tròn (I; 2,5cm) và cung tròn (R; 2cm), hai cung tròn này cắt nhau tại T.
– Tiếp tục Vẽ các đoạnthẳng TI và TR, ta có ΔTIR.

Advertisements (Quảng cáo)